- Chính sách khác.
2.2.Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của
2.2.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Prosimex giai đoạn 2011-2014.
sản xuất kinh doanh XNK Prosimex giai đoạn 2011-2014.
2.2.3.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2: Kim ngạch XK của Công ty Prosimex giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng KNXK 2012/ 2011 Tốc độ tăng KNXK 2013/ 2012 Tốc độ tăng KNXK 2014/ 2013 Đơn vị Triệu USD Triệu USD Triệu USD Triệu USD % % % Kim ngạch XK 18.63 18.91 19.67 15.03 1.05 4.02 -23.6
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán công ty Prosimex)
Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm tuy nhiên đến năm 2014 thì kim ngạch lại giảm xuống 4,64 triệu USD tương ứng giảm 23,6% so với năm 2014. Tỷ giá có ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu khi mà tỷ giá đồng ngoại tệ tăng qua các năm khiến cho kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2014 do ảnh hưởng của những nhân tố kể trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu của Công ty. Điều này có thế nhận thấy biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 3: Mối liên hệ giữa tỷ giá và tổng kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm trước khi mà tình hình chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có căng thẳng thì khi tỷ giá tăng khiến cho kim ngạch tăng. Tuy nhiên đến năm 2014 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp phải nhiều trở ngại như tình hình chính trị giữa ta với Trung Quốc bất ổn khiến cho hàng hoá của ta xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế. Hơn nữa mặc dù đồng đô la lên giá mạnh khiến đồng nhân dân tệ lại có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể so với giá trị thực tế của đồng CNY. Do chính sách của chính phủ Trung Quốc là trợ cấp xuất khẩu khiến cho hàng hoá của Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu từng mặt hàng
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên hàng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
Nhóm N.Sản 228.666 285.726 340.409 273.314
Dệt may 139. 584 95.622 68.702 42.030
Hàng gia công 269.387 2.831 4.012 339,639
Tổng 368.519 384.179 413.123 315.684
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy một số mặt hàng nhạy cảm với biến động tỷ giá như mặt hàng nông sản nên khi tỷ giá tăng khiến cho mặt hàng này cũng tăng theo. Tuy nhiên mặt hàng may mặc do không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc nên có doanh thu ngày càng giảm trong khi tỷ giá ngày càng tăng.
Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu
Nhìn vào biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy mặt hàng nông sản tăng đồng đều qua các năm với mức tăng là 2 tỷ đồng song song với việc tỷ giá cũng tăng đều qua các năm điều này cho thấy mặt hàng nông sản là mặt hàng nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên năm 2014 do những nguyên nhân khách quan đã nêu trên khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm. Mặt hàng dệt may có vẻ chững lại từ năm 2012 trở đi và giảm dần qua các năm. Mặc dù tỷ giá tăng tuy nhiên do không thể cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc nên doanh thu thu về của mặt hàng dệt may là không cao. Còn về gia công thì mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ, mức tăng đều qua các năm theo xu hướng tăng tỷ giá. Chỉ riêng năm 2014 do tình hình chính trị giữa ta và Trung Quốc không tốt, tình hình căng thẳng trên biển Đông khiến cho thị trường chứng khoán ,thị trường vàng biến động mạnh mẽ khiến cho các mặt hàng và các ngành phụ thuộc khác cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ tác động của chính sách thương mại năm 2014 làm cho kim ngạch mặt hàng xuất khẩu của Công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung bị giảm một cách mạnh mẽ. Hơn nữa Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 2 của nước ta chính vì vậy để hạn chế sự trả đũa từ Trung Quốc cho nên nước ta hạn chế xuất khẩu và thận trọng hơn trong nhập khẩu.
Mặt khác cơ cấu mặt hàng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng khác. Do đây là các mặt hàng có độ co giãn cao, khả năng thay thế bằng các mặt hàng khác cao hơn so với các mặt hàng như máy móc thiết bị. Tỷ giá của VNĐ/ USD có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên như đã nói ở trên thì tỷ giá của CNY/USD có
xu hướng tăng lên nhưng tăng không đáng kể . Lý do được đưa ra là vì chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu. Ngoài ra do ảnh hưởng chính trị giữa hai nước trong năm 2014 khiến cho Công ty thận trọng hơn trong từng bước đi cũng như Công ty đối tác khó tiêu thụ hàng hoá tại Trung Quốc nên có nhiều đơn hàng bị huỷ khiến công ty thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty.
2.2.3.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cơ cấu thị trường.
Do Công ty cũng như đối tác lấy đồng đô la làm phương tiện thanh toán cho nên khi đồng đô la biến động nó tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của Công ty cũng như thị phần của Công ty. Khi đồng USD tăng giá khiến cho hàng hóa của Công ty xuất khẩu được nhiều hơn. Điều này có thể nhận thấy ở biểu đồ 3 kim ngạch tăng qua các năm chỉ riêng năm 2014 thì do tình hình chính trị giữa nước ta và Trung Quốc khiến cho kim ngạch giảm. Tuy nhiên mặc dù kim ngạch có tăng nhưng so với sự tăng giá của đồng USD thì sự tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty là không đáng kể. Do chưa có bộ phận dự báo biến động của tỷ giá khiến cho Công ty luôn bỏ lỡ thời cơ thu được lợi nhuận nhờ sự chênh lệch giữa lúc tỷ giá thấp và lúc tỷ giá cao. Ngoài ra, có những giai đoạn Công ty ký kết được những hợp đồng tại thời điểm tỷ giá cao tuy nhiên không thể huy động được nguồn vốn khiến cho bỏ lỡ cơ hội mở rộng thị trường và thị trường truyền thống cũng có nguy cơ mất vào tay các đối thủ khác. Do thị trường này mặc dù là thị trường truyền thống nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này khiến cho cơ cấu thị trường xuất khẩu bị thu hẹp hàng hóa xuất khẩu không bán được buộc phải thu hồi và bán ở trong nước. Tuy nhiên chiến dịch quảng cáo hàng hóa không được chú trọng cũng như một số chi nhánh bị đóng cửa do làm ăn thua lỗ. Những điều trên khiến cho doanh nghiệp mặc dù xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng thị trường truyền thống của Công ty lại không ổn định khiến cho cơ cấu thị trường giảm qua các năm mặc dù tỷ giá tác động đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cơ cấu mặt hàng
Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Đơn vị tính: TrVNĐ
Tên hàng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nhóm N.Sản 228.666 62.05 285.726 74.37 340.409 82.4 273.314 86.58 Mè vừng 67.472 18.31 84.312 21.95 141.231 34.186 135.034 42.77 Cà phê 61.874 16.79 72.533 18.88 80.381 19.457 53.950 17.09 Gạo 55.609 15.09 69. 497 18.09 66. 459 16.087 46.658 14.78 Ngô non 43.706 11.86 59.355 15.45 52.342 12.67 37.693 11.94 Dệt may 139. 584 37.877 95.622 24.89 68.702 16.63 42.030 13.314 Hàng gia công 269,387 0.073 2.831 0.74 4.012 0.97 339,639 0.106 Tổng 368.519 100 384.179 100 413.123 100 315.684 100
(Nguồn: Phòng hành chính – kế toán công ty Prosimex)
Nhóm hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Và có xu hướng tăng qua các năm. Bên canh đó mặt hàng dệt may có xu hướng giảm so với năm 2011 thì năm 2012 dệt may giảm 31,49% tương ứng giảm 43,962 tỷ đồng, năm 2013 giảm 28,15% tương ứng giảm 26,92 tỷ đồng và năm 2014 giảm 26,672 tỷ đồng so với năm 2013 chỉ còn chiếm 13,314% trong tỷ trọng xuất khẩu. Tỷ trọng hàng gia công xuất khẩu có tăng nhưng tăng không đáng kể. Và mặt hàng mè trong những năm gần đây dường như trở thành mặt hàng xuất khẩu chính . Tỷ trọng các mặt hàng nông sản tăng đều qua các năm mặc dù kim ngạch xuất khẩu của đa số mặt hàng có xu hướng giảm trong năm 2014. Như đã nói ở trên tỷ giá tăng khiến chi phí nhập khẩu hàng hoá tăng, mặt hàng nông sản dường như ít nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong khi đó mặt hàng may mặc Công ty phải bỏ ra một lượng chi phí ngày càng lớn cho chi phí đầu vào điều này khiến cho giá thành sản phẩm này cao hơn và điều này giải thích vì sao mặt hàng này khó lòng cạnh tranh được với mặt hàng Trung Quốc với mẫu mã đa dạng đi kèm với giá cả thấp. Điều này giải thích vì sao tỷ trọng xuất khẩu ngày càng nghiên về phía mặt hàng nông sản.
Biểu đồ 5: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu
Nguồn: Phòng hành chính – kế toán công ty Prosimex
Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy mặt hàng nông sản ngày càng chiếm vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu của Công ty. Do thị trường Trung Quốc ưa chuộng một số mặt hàng như gạo, ngô non, caphe và nhất là mặt hàng mè. Trong khi đó mặt hàng dệt may lại có xu hướng giảm do không thể cạnh tranh được với mặt hàng này trong nước cũng như thị trường Trung Quốc. Mặt hàng gia công thì chiếm tỷ trọng không lớn.