Các kiến nghị với NHNN và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại quốc tế Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex (Trang 43 - 45)

- Chính sách khác.

2.3.Kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.

3.1.1. Các kiến nghị với NHNN và các cơ quan có thẩm quyền

Xét về tổng thể từ nhiều năm qua, việc cải cách cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái đã đem lại nhiều thành quả đáng kể, tạo sự ổn định trong sức mua đồng tiền, góp phần tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Mặc dù vậy cơ chế quản lý tỷ giá còn bộc lộ nhiều khuyết điểm cụ thể như:

- Việc xác định tỷ giá còn mang tính cứng nhắc, chưa linh hoạt.

- Tồn tại song hành tỷ giá thị trường tự do bên cạnh tỷ giá chính thức, tỷ giá của các ngân hàng thương mại và hiện tượng đô la hóa ngày càng trầm trọng.

- Chưa sử dụng có hiệu quả các công cụ điều chỉnh tỷ giá - Cơ chế quản lý còn lỏng lẻo.

Để khắc phục tình trạng trên dưới đây là một số kiến nghị với NHNN:

3.1.1.1. Tăng cường công tác dự báo biến động tỷ giá trong tương lai.

Thường xuyên theo dõi, phân tích và dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra các chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp trong từng giai đoạn. Giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các thị trường tài chính quốc tế và sự tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài qua các kênh tỷ giá, sự vận động của các luồng ngoại tê và vốn.

Hiện nay, dự trên sự biến động của thị trường tài chính quốc tế ,các đồng tiền chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính tiền tệ của một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá đúng vị trí, vai trò, xu hướng phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn của các đồng tiền có ý nghĩa quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn đồng tiền làm phương tiện thanh toán trong các hợp đồng thương mại, tín dụng.

Để có được cơ sở vững chắc cho đánh giá dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, đòi hỏi NHNN không chỉ theo dõi sự biến động trên thị trường mà quan trọng là phải đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển của nền kinh tế, địa vị kinh tế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế trong hiện tại và tương lai.

3.1.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu quả. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phòng tránh rủi ro khi USD mất giá.

Ngoài ra cần nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các quy định mang tính hành chính trong việc kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM.

3.1.1.3. Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam.

Nâng cao vị thế đồng Việt Nam bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hóa nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn, xây dụng chính sách phát triển nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu.

Tạo khả năng chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu, hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia. Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế được hạn chế. Việc huy động nguồn lực trong nền kinh tế cũng trở nên dễ dàng hơn, hoạt động xuất khẩu từ đó cũng được thúc đẩy.

3.1.1.4. NHNN cần có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

NHNN cần có chính sách lãi suất phù hợp, điều chỉnh lãi suất phải gắn với điều chỉnh giá cả, đồng thời phải gắn với việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá và phải được điều chỉnh hàng ngày căn cứ vào sức mua của đồng tiền Việt Nam. Bên cạnh đó, cần thu hẹp khoảng cách lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ đồng thời đáp ứng như cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Tránh tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động tìm cách vay vốn các ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp thông quan mua hàng trả chậm, dẫn đến tình trạng nhập siêu. Vì vậy, cần điều chỉnh và hoàn thiện lãi suất để lãi suất thực sự trở thành giá cả mua bán trên thị trường và luồng vốn của ngân hàng ngày càng tiếp cận với các doanh nghiệp.

3.1.1.5. Thắt chặt cơ chế quản lý

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát buộc các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy đinh quản lý ngoại tệ của NHNN. Cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định.

3.1.1.6. Hoàn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Đâu là điều kiện cần để nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện các biện pháp can thiệp khi cần thiết. Hiện tại cần thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, song song với đó là củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với

rủi ro phù hợp. Tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa 2 khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại quốc tế Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex (Trang 43 - 45)