động kinh doanh ngoại hối với Agribank
2.1. Giao dịch có kì hạn
Là giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá xác định sau thời hạn thỏa thuận kể từ ngày kí kết giao dịch.
Trong giao dịch kì hạn, mọi điều kiện mua bán đều được cố định tại thời điểm thỏa thuận, việc giao nhận chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thỏa thuận trước trên cơ sở kì hạn mua bán. Tỷ giá này được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền.
Do tất cả các điều kiện của giao dịch có kì hạn được thỏa thuận tại thời điểm kí kết hợp đồng, nên giao dịch có kì hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiêm rủi ro tỷ giá. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng trả chậm , để biết được số tiền chi ra mua ngoại tệ khi hợp đồng đên hạn, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với ngân hàng một hợp đồng mua ngoại tệ đề phòng tỷ giá thị trường tại thời điểm thanh toán biến động do giá ngoại tệ tăng.
Ví dụ: Ngày 10 tháng 4, một công ty X ký hợp đồng kỳ hạn bán 50.000 USD cho ngân hàng Agribank, kỳ hạn 20 ngày, tại tỷ giá kỳ hạn là F(VND/USD) = 20.400. Giả sử tỷ giá giao ngay hiện hành là S(VND/USD) = 20.100, ta có:
Ngày giá trị kỳ hạn = Ngày ký hợp đồng + Thời hạn hợp đồng + 2. = (10 + 20) + 2 = 32
Như vậy ngày giá trị của hợp đồng kỳ hạn sẽ là ngày 2 tháng 5: Tỷ giá kỳ hạn:F (VND/USD) = 20.400
Tỷ giá giao ngay: S (VND/USD) = 20.100 Điểm kỳ hạn gia tăng: P (VND/USD) = +300
Nghĩa là USD tăng giá kỳ hạn 20 ngày là 300 VND/USD. Tại ngày giá trị 2/5, công ty chắc chắn nhận được số tiền VND: 50.000 USD x 20.400VND/USD = 1.020.000.000VND
Do đó, hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính để mua hoặc để bán một số lượng tiền nhất định, tại một tỷ giá nhất định, tại một thời điểm xác định trong tương lai.
2.2. Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua, bán một số lượng ngoại tệ cố định theo tỷ giá ấn định vào ngày kí kết hợp đồng.
Nếu không tồn tại rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tức là mọi dự đoán về tỷ giá trong tương lai là chính xác thì tỷ giá trong các hợp đồng chính là tỷ giá giao ngay dự đoán tại thời điểm hợp đồng đến hạn.
2.3. Hợp đồng quyền chọn
Khái niệm và phân loại
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua (bán) có quyền (nhưng không bắt buộc) mua hay bán một số lượng ngoại tệ với tỷ giá ấn định (tỷ giá thực hiện vào thời hạn qui định).
- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định.
- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định.
Trong mỗi giao dịch ngoại hối, bao giờ cũng có một đồng tiền được mua vào và một đồng tiền được bán ra. Kết quả là, trong mỗi giao dịch quyền chọn tiền tệ bao gồm cả quyền chọn mua và cả quyền chọn bán. Ví dụ, nếu công ty nhập khẩu mua hợp đồng chọn quyền mua USD, thì đồng thời cũng có nghĩa là mua quyền chọn bán VND; và ngược lại, nếu công ty xuất khẩu mua hợp đồng quyền chọn bán USD, thì đồng thời cũng có nghĩa là mua quyền chọn mua VND.
Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia, đó là: người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Ở đây cần phân biệt rõ người bán hợp đồng và người bán tiền tệ, cũng như người mua hợp đồng với người mua tiền tệ. Bởi vì người bán hợp đồng có thể là người bán hợp đồng chọn bán hay người bán hợp đồng chọn mua, trong khi đó người bán tiền tệ chỉ là một người. Tương tự, người mua hợp đồng có thể là người mua hợp đồng chọn bán hay người mua hợp đồng chọn mua, trong khi đó người mua tiền tệ chỉ là một người.
Mua một hợp đồng quyền chọn có thể là: mua quyền chọn bán (buy a put), hay mua quyền chọn mua (buy a call). Người mua hợp đồng, sau khi trả phí mua
quyền chọn, luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch, nếu thấy có lợi; hoặc là quyền không tiến hành giao dịch, nếu thấy bất lợi.
Bán một hợp đồng quyền chọn có thể là: bán quyền chọn bán (sell a put), hay bán quyền chọn mua (sell a call). Người bán hợp đồng, sau khi đã thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận, nếu người mua thực hiện quyền chọn.
KẾT LUẬN
Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, sự hoàn thiện của thị trường ngoại hối ở Việt Nam là một điều tất yếu. Các công cụ tài chính, các công cụ kĩ thuật phòng ngừa rủi ro được đa dạng hóa. Trong đó phương pháp VaR đã trở thành một công cụ phân tích hữu ích cho các Ngân hàng thương mại, tuy nhiên cũng còn khá nhiều hạn chế nhất định. Phương pháp VaR đã lượng hóa rủi ro, kiểm soát đánh giá sức cạnh tranh hay mức độ tín nhiệm với một định chế tài chính hay danh mục đầu tư. Phương pháp VaR có thể giúp ta trả lời 4 câu hỏi chính:
- Tổn thất có thể xảy ra có giá trị bao nhiêu? - Tổn thất xảy ra chủ yếu ở đâu?
- Phần bù của mỗi tổn thất thể hiện như thế nào
- Lợi suất kì vọng là bao nhiêu nếu chấp nhận mức rủi ro này?
Tuy VaR là phương pháp có nhiều điểm tối ưu nhưng bên cạnh đó là các giả thiết đòi hỏi khá chặt như lợi suất của tài sản phân bố chuẩn. Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay chưa có nhiều tài sản đáp ứng được tiêu chuẩn này. Chính vì thế việc tính toán sẽ gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng thương mại phải quan tâm để đưa ra được dự báo chính xác nhất.
Sau thời gian hoàn thành chuyên đề thực tập, em hiểu thêm kiến thức thực tế về tỷ giá, rủi ro tỷ giá cũng như cơ chế điều tiết tỷ giá của ngân hàng. Tuy nhiên do vấn đề nghiên cứu phức tạp và kiến thức còn nhiều hạn chế, và kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này còn nhiều hạn hẹp nên đề tài của em không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng các bạn để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOTIẾNG VIỆT: TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Quang Dong, Giáo trình kinh tế lượng và bài tập kinh tế lượng, Trường đại học kinh tế quốc dân, Khoa Toán Kinh Tế, bộ môn điều khiển học kinh tế, NXB khoa học và kỹ thuật.
2 Hoàng Đình Tuấn, mô hình phân tích và định giá tài sản tài chính. Trường đại học kinh tế quốc dân, Khoa Toán Kinh Tế, NXB khoa học và kỹ thuật
3. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Khoa ngân hàng tài chính, Trường đại học kinh tế quốc dân, NXB thống kê.
4. Nguyễn Thị Hương (2006), Luận văn tốt nghiệp, Toán Tài Chính K44, Khoa Toán Kinh Tế, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
5. Nguyễn Văn Tiến, Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối. 6. Các văn bản liên quan đến hoạt động ngoại hối của NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank.