1. Ứng dụng các mô hình trong phân tích rủi ro tỷ giá Phân tích tổng quan về các tỷ giá được lựa chọn
1.6. Phân tích rủi ro tỷ giá dựa vào mô hình VaR
Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp phương sai hiệp phương sai để xác định giá trị rủi ro của các loại ngoại tệ trên. Bằng dự báo tĩnh và động ta hoàn toàn có thể dự báo được phương sai có điều kiện của các ngoại tệ trên
Giá trị chịu rủi ro (VaR) = Trạng thái ngoại hối × σ × q (0.99)
Giả sử tại TCB ngày 20/1/2009 có trạng thái ngoại hối của các ngoại tệ (qui về VND) như sau:
TTNT ròng của USD là 1.000.000.000 (trạng thái trường) TTNT ròng của EUR là -700.000.000 (trạng thái đoản) TTNT ròng của JPY là 200.000.000 (trạng thái trường)
Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp phương sai hiệp phương sai để xác định giá trị rủi ro của các loại ngoại tệ trên.
Bằng dự báo tĩnh và động ta hoàn toàn có thể dự báo được phương sai có điều kiện của các ngoại tệ trên. Ta có kết quả như sau:
Bảng mô tả phương sai và độ giao động của các ngoại tệ
USD EUR JPY
σ^2 0.004386 1.54E-06 0.008942 σ 0.066227 0.001241 0.094561
Bảng trên mô tả độ giao động tính theo ngày của chuỗi lợi suất tỷ giá ngoại tệ. Giả sử một năm ngân hàng Agribank giao dịch 250 ngày thì độ giao động trong năm của chuỗi tỷ giá ngoại tệ trên là:
σnăm_ usd = 250 × σngay= 1.047 hay 104.7 %/ năm σnăm_ eur = 250 × σngay =0.019hay 1,9 %/ năm σnăm__jpy = 250 × σngay = 1.495hay 149.5 %/ năm
Khi đó rủi ro (mức tổn thất) mà ngân hàng có thể gặp phải là: VaR_usd = 1000000000 × 0.066227×2,33 = 154308637
VaR_eur = -700000000 × 0.001241×2,33 = -2024018 VaR_jpy = 200000000 × 0.094561×2,33 = 44065469 VaRbank = Σ(VaR từng ngoại tệ) = 196350088
Đây chính là tổn thất ngân hàng gặp phải khi xảy ra rủi ro tỷ giá.