Hoạch định dòng tiền của dự án 1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiến

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp Chương 5 (tt) (Trang 31)

3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiến

Thứ nhất : Dòng tiền của dự án phải là dòng tiền tăng thêm

Dòng tiền tăng thêm là dòng tiền xuất hiện khi và chỉ khi dự án được thực hiện hay nói cách khác nó là mức chênh lệch giữa dòng tiền của DN sau khi thực hiện dự án với dòng tiền trước khi thực hiện dự án

Ví dụ. Khi không có dự án dòng tiền tự do(FCF) của doanh nghiệp là 20 tỷ/ năm, khi thực hiện dự án dòng tiền tự do của DN sẽ là 25 tỷ/ năm. Vậy NCF của dự án là 5 tỷ/ năm

3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền

Thứ 2. Dòng tiền của dự án phải là các khoản thu, chi bằng tiền, không phải các khoản thu nhập và chi phí theo nghiệp vụ kế toán chi phí phát sinh. Khi vận dụng nguyên tắc này có 2 giả định cần chú ý

Giả định 1 : Doanh thu bằng tiền thu bán hàng, tất cả các khoản chi phí và thuế thu nhập đều chi bằng tiền trừ CP khấu hao tài sản cố định

Giả định 2 : Mọi khoản thu,chi bằng tiền đều xuất hiện vào cuối năm

3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền

Thứ 3. Không được khấu trừ lãi vay vào DT khi xác định dòng tiền hoạt động của dự án ( OCF)

Lý do :

Lãi vay sẽ được khấu trừ khi thực hiện CK dòng tiền của DA, Khấu trừ lãi vay vào doanh thu, DN đã khấu trừ lãi vay 2 lần

Quyết định đầu tư độc lập với quyết định tài trợ, khi thẩm định hiệu quả của dự án không cần biết vốn tài trợ cho DA được huy động từ nguồn nào.

Thứ tư : Không được đưa chi phí chìm vào dòng chi của DA

Chi phí chìm (sunk costs) Là những khoản tiền đã được chi ra từ trước, DN phải chịu bất kể dự án có được chấp thuận hay không, các khoản chi này không được tính vào dòng chi của dự án

Ví dụ1 : Trước khi thực hiện DA CT đã thuê một công ty tư vấn để thẩm định DA, số tiền trả cho CT tư vấn 300 triệu là chi phí chìm và không tính vào dòng chi của DA.

Ví dụ 2: Trước khi thực hiện DA sản xuất thiết bị điều khiển bằng máy vi tính, CT đã chi 500 triệu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), khoản chi này có liên quan tói DA, nhưng không được tính vào vốn đầu tư ban đầu cho DA, nó là chi phí chìm

3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền

Thứ 5. Phải đưa chi phí cơ hội vào dòng chi của DA

Chi phí cơ hội của DA là những khoản thu nhập bị mất từ những tài sản có sẵn khi chúng được sử dụng vào DA.

Ví dụ : DA sản xuất thiết bị điều khiển bằng máy tính của CT A sử dụng một tòa nhà có sẵn để lắp đặt máy móc, thiết bị.Tòa nhà có thể bán theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại (năm 0) = 12 tỷ , giá trị còn lại trên sổ kế toán là 10 tỷ, thuế suất thu nhập 25%. Vậy chi phí cơ hội của tòa nhà là 11,5 triệu { 12- (12 -10) x 25%}, khoản này phải tính vào dòng chi của DA án tại năm 0

3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền

Ví dụ 2: DA sản xuất nước ngọt được xây dưng trên một lô đất có sẵn, nếu không sử dụng vào DA lô đất này có thể đem cho thuê và đem lại thu nhập sau thuế từ tiền cho thuê 300 triệu/ năm, thu nhập mất đi này được xem là chi phí cơ hội và tính vào dòng chi của DA từ năm 1 cho tới khi DA kết thúc.

Chú ý :

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp Chương 5 (tt) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(71 trang)