DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DỆT MAY THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội (Trang 42)

PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

1.1. Dự báo về thị trường dệt may thế giới.

Tổng giá trị nhập khẩu của hàng dệt may thế giới năm 2003 là 542 tỉ USD và năm 2004 ước đạt 560 tỉ USD. Trên thế giới có bốn khu vực thị trường phát triển vẫn còn áp dụng chế độ hạn ngạch nhập khẩu là Mỹ, EU, Canada và Nauy chiếm tỷ trọng 63% trong tổng số nói trên theo Hiệp định hàng dệt may ký trong 10 năm kể từ năm 1994. Như vậy năm 2004 là năm hết hiệu lực thực thi Hiệp định. Các nước trên đang từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và chế độ hạn ngạch để tạo điều kiện cho xuất khẩu dệt may thế giới. Theo nhận định của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) trong báo cáo đánh giá khả năng cạnh tranh của một số nước xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ thì

mô hình sản xuất và thương mại hàng dệt may toàn cầu sẽ có những thay đổi căn bản sau khi Hiệp định Vòng Uruguay về Dệt May (ATC) hết hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2005.

Theo báo cáo này, Trung quốc sẽ được lựa chọn là nguồn cung ứng số một của hầu hết các nhà nhập khẩu Hoa kỳ bởi bởi vì nước này có khả năng sản xuất hầu như tất cả các loại sản phẩm dệt may ở mọi cấp độ chất lượng với giá cạnh tranh. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng hàng dệt may của Trung Quốc sau khi ATC hết hiệu lực sẽ bị hạn chế một phần do Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu khác được phép sử dụng các điều khoản tự vệ trong lĩnh vực dệt may được quy định tại nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc.

Để giảm rủi ro có thể xảy ra do mua từ một nước duy nhất, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng có kế hoạch mở rộng quan hệ thương mại với những nước có giá thấp khác, đặc biệt là với Ấn Độ, nước cũng có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt may với giá cả cạnh tranh và có nguồn lao động lành nghề giá tương đối thấp.

Về lâu dài, xuất khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ có thể bị ảnh hưởng do tăng trưởng mạnh kinh tế ở những nước này sẽ dẫn đến tăng trưởng nhu cầu nội địa về dệt may cũng như tăng giá nhân công và tiền vốn. Một vài nước xuất khẩu có giá thành thấp khác ở Nam Á như Băngladesh hoặc Pakistan có thể nổi lên thành những nhà cung cấp chính đối với một số mặt hàng như các loại áo dệt kim đơn giản sản xuất hàng loạt và áo sơ mi vải bông (Băngladesh) hoặc quần áo vải bông nam (Pakistan).

Một số công ty cho biết họ cũng sẽ cân nhắc lựa chọn các nước được hưởng lợi từ Luật Phục hồi Kinh tế Khu vực Lòng chảo Caribê, đặc biệt là các nước trong khu vực Trung Mỹ là một nguồn cung cấp chính nếu hiệp định tự do thương mại giữa Hoa kỳ và Trung Mỹ hoặc hiệp định tự do thương mại toàn Châu Mỹ đang đàm phán cho phép sử dụng vải có xuất xứ khu vực (ví dụ như Mexico) hoặc vải từ nước thứ ba (ví dụ như từ Châu Á).

Trong số các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ có Việt Nam và ở chừng mực thấp hơn là Inđônêsia được coi là có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và ấn Độ. Tuy nhiên mặc dầu cả hai nước đều có nguồn lao động giá rẻ dồi dào, Việt Nam sẽ không được loại bỏ hạn ngạch cho đến khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, trong khi đó Inđônêsia bị coi là có đôi chút rủi ro do không ổn định về chính trị xã hội.

Còn với thị trường EU thì từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 hạn ngạch dệt may bị xoá bỏ, các nước được tự do cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Đây vừa là niềm vui vừa là nỗi lo của các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam bởi trước đây hàng của các nước xuất sang EU chỉ theo một lượng nhất định. Còn bây giờ các nước được tự do cạnh tranh nước nào có sản phẩm giá rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn, chủng loại mặt hàng phong phú hơn sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao hơn. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc bởi chi phí nhân công của Việt Nam vẫn cao hơn của Trung Quốc, bên cạnh đó mẫu mã sản phẩm mà Trung Quốc đưa ra phong phú và đa dạng hơn. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại yếu trong khâu thiết kế mẫu mốt và trước đây thường làm theo mẫu mà khách hàng yêu cầu cho nên các doanh nghiệp này sẽ gặp không ít khó khăn khi cạnh tranh để xuất khẩu vào thị trường EU nhất là với đối thủ mạnh như Trung Quốc.

Khi dỡ bỏ hạn ngạch để hạn chế phần nào hàng dệt may nhập khẩu từ các nước phát triển thị trường EU sẽ tăng cường hơn các hàng rào phi thuế quan như: yêu cầu về nhãn mác và nhãn sinh thái, yêu cầu về chống bán phá giá. Ngoài ra do số lượng nguồn hàng được cung cấp tự do hoá nên các nhà nhập khẩu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Do vậy giá cạnh tranh, chất lượng ổn định và đặc biệt là khả năng đáp ứng thời gian giao hàng nhanh sẽ là yếu tố quyết định thắng lợi của nhà xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu trước đây chỉ xuất khẩu nhờ lợi thế có hạn ngạch sẽ mất thị trường nếu không cải tiến nhanh chóng được theo yêu cầu mới của thị trường. Như vậy thị trường

hàng dệt may thế giới chắc chắn sẽ có sự biến đổi phân chia lại từ ngày 1 tháng 1 năm 2005.

Do Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên hàng Dệt may đang chịu bất lợi so với nước xuất khẩu là thành viên của WTO như:

+ Còn bị hạn chế hạn ngạch theo các Hiệp định song phương.

+ Còn phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn ở nhiều thị trường quan trọng. + Những thuận lợi của các nước WTO sau năm 2004 trong việc xuất khẩu sẽ càng làm cho những bất lợi của Việt Nam thêm lớn.

1.2. Định hướng phát triển của ngành Dệt May.

Trước hết các doanh nghiệp trong ngành phải nhận thức được rằng hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan, không hội nhập thì không thể phát triển được. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cách vươn lên để tồn tại và phát triển.

Thứ hai, bảo hộ của nhà nước chỉ trong một thời hạn nhất định và trong một thời gian cố định (theo các hiệp định đã ký kết). Do đó, doanh nghiệp được bảo hộ phải có chương trình, biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững được khi chấm xứt bảo hộ theo cam kết quốc tế.

Thứ ba, mục tiêu tiến tới của đát nước là phải trở thành một quốc gia công nghiệp hoá hiện đại hoá vào năm 2020. Vì vậy phải rà soát, dựa trên việc phân tích lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của ngành, thậm chí của từng chủng loại sản phẩm để đưa vào các kế hoạch phát triển trung và dài hạn.

Ngành dệt may của chúng ta với những đặc điểm nêu trên cần đặt ra lộ trình để chuyển mình bắt kịp với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế. Bởi lẽ:

Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động nhất. Năm 2003 sử dụng 2,6 triệu lao động, dự đoán năm 2005 sẽ là 3.3 triệu lao động và đến năm 2010 sẽ là 4.5 triệu lao động.

Là ngành công nghiệp mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất chỉ đứng sau dầu thô. Năm 2003 đạt 3.6 tỷ USD, dự đoán năm 2005 đạt từ 4,5 đến 5 tỷ

USD và đến năm 2010 đạt từ 6 đến 7 tỷ USD.

Thế nhưng sức ép của thị trường quốc tế lên ngành may mặc xuất khẩu cũng không phải là nhỏ:

- Cuối năm 2003 Mỹ đã công bố hạn ngạch đối với một số nước xuất khẩu hàng dệt may.

- Bắt đầu từ năm 2005 thị trường EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước WTO.

- Năm 2006 xoá bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu.

Để tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển chúng ta cần phải tạo nguyên liệu tại chỗ. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm bởi sản xuất của ngành dệt may nước ta còn thiếu tập trung, manh mún do vậy rất khó đưa ra sản phẩm có chất lượng. Hơn thế về chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn, giá trị gia công thấp nên khó tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng và đa dạng hóa là vấn đề mang tính quyết định đối với mọi doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề tồn tại cần phải xây dựng và áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong sản xuất và trong quản lý như hệ thống ISO 9000, ISO 14000, SA8000, SWAP, OHSAS. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần áp dụng thương mại điện tử trong việc kinh doanh hàng ngày như: áp dụng các phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất và thực hiện các giao dịch thương mại vừa để tiết kiệm thời gian và vừa để bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhóm sản phẩm.

Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với phát triển chiều sâu: các doanh nghiệp cần nhận thức rằng có đầu tư mới tạo ra nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh. Thế nhưng đầu tư như thế nào cho đúng hướng và hiệu quả là những vấn đề đáng quan tâm. Một doanh nghiệp vừa phải đầu tư mở rộng sản xuất vừa phải đầu tư cho tương lai (chiều sâu). Mặt khác còn thể hiện khả năng và tính chính xác của dự báo và nhận định các vấn đề của ban lãnh đạo. Thông qua đó

họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Đầu tư phát triển tương ứng với thị trường ở đây doanh nghiệp cần chú ý hai vấn đề: thứ nhất là đầu tư phát triển tương ứng với các thị trường. Đối với thị trường nhiều tiềm năngđòi hỏi nhu cầu phát triển nhanh và nâng cao. Mặt khác nếu thị trường đó mở cửa và có nhiều điều kiện thuận lợi thì doanh nghiệp nên đầu tư. Đó là cách đầu tư đúng hướng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển tăng khả năng cạnh tranh. Thứ hai là đầu tư phát triển theo xu hướng của thị trường. điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận biết và có khả năng phân tích xu hướng thị trường đâu là sản phẩm đang lên, đâu là sản phẩm đang có chiều hướng bão hoà và đi xuống. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Coi trọng việc quảng bá tên, nhãn hiệu truyền thống của công ty không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội (Trang 42)