Trong những qua kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty tăng lên hàng năm. Tuy nhiên quy mô nhập khẩu thép của Công ty chưa lớn, chưa tương xứng với thế mạnh của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu thép của Công ty mới chỉ dừng lại ở một số thị trường truyền thống có quan hệ đối tác lâu dài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam phi, Ấn Độ,... nên chưa tận dụng khai thác được nhiều thị trường mới. Do Công ty chưa đầu tư nhiều cho công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm đối tác mới.
Chủng loại thép nhập khẩu của Công ty còn hạn chế, chưa đa dạng chủng loại, chủ yếu là nhập khẩu thép không gỉ, thép phế, phôi thép, các loại thép xây dựng. Hơn nữa, Công ty chưa mở rộng đa dạng khách hàng tiêu thụ sản phẩm thép nhập khẩu trong nước.
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép với quy mô lớn.
Công ty phân bổ nguồn lực kinh doanh nhiều mặt hàng nhập khẩu khác cũng như đầu tư kinh doanh nội địa cho nên nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép còn hạn chế.
Công ty chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu, nghiên cứu phát triển thị trường nước ngoài, nhằm phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Công tác xúc tiến thương mại chưa được chú trọng nhiều.
Tình hình thế giới và trong nước biến động thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả các mặt thép mà Công ty đang kinh doanh.
Chính sách thuế của Nhà nước thay đổi nhiều dẫn đến việc kinh doanh thép của Công ty gặp nhiều khó khăn, rủi ro, mạo hiểm.
Các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong nước và quốc tế , có uy tín trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép.
Giá cả thép nhập khẩu trong thời gian qua liên tục biến động không ổn định. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thép của Công ty.