IV. Các khoản đầu
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Nâng cao công tác quản lý TSCĐ 3.2.1.
Quản lý TSCĐ là việc hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê, phân loại TSCĐ theo tiêu chí: TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, TSCĐ đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên và có hệ thống, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý hay nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn hoặc có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa phương tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng và có thể là quyết định đầu tư mới các TSCĐ còn thiếu.
Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận.
Khi đưa TSCĐ vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi Công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì được năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.
Tăng cường sửa chữa, nâng cấp, đầu tư TSCĐ đúng hướng 3.2.2.
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để duy trì năng lực sản xuất, kéo dài tuổi thọ TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm gia tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng đòi hỏi Công ty phải sử dụng TSCĐ hết được công suất, vừa phải có thời gian chạy máy thích hợp, bảo đảm không có quá tải. Do vậy kế hoạch cho việc sử dụng TSCĐ là rất quan trọng.
Phòng kỹ thuật của Công ty sẽ lấy số liệu nào làm cơ sở tiến hành kiểm tra, lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ. Từ việc nắm bắt tình hình này đưa ra kế hoạch đầu tư mới và thanh lý TSCĐ hỏng không thể sửa chữa được. Thông qua đó đánh giá lại TSCĐ, giám định TSCĐ mua mới.
Giao trách nhiệm quản lý TSCĐ cho tứng xí nghiệp, các đội trong Công ty. Tại đây TSCĐ được theo dõi thường xuyên, chủng loại, số lượng, tình hình sử dụng. Từ đó làm tăng trách nhiệm đối với các đơn vị quản lý TSCĐ được giao, từ đó đưa ra các cơ chế thưởng phạt.
Giao cho phòng tài chính kế toán của Công ty kế toán mở sổ sách, lập thẻ tài sản theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, lập khấu hao tài sản, thanh lý kiểm kê về mặt giá trị. Công ty trang bị hệ thống vi tính để việc quản lý tài sản thực hiện được dễ dàng hơn.
Tóm lại, làm tốt công tác mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cường quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp phương tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.