Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận ( (9)= (3)/(2) )

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh sinh viên tại công ty bảo hiểm PJICO (Trang 31 - 33)

II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên tại PJICO

9. Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận ( (9)= (3)/(2) )

( (9)= (3)/(2) ) Đồng Đồng Đồng % % % 6.990.735.000 4.925.562.519 1.048.310.250 3.327.665.783 324.085.350 225.501.136 2.065.172.481 47,601 67,559 21,283 1,97 1,4193 0,4193

Nhìn vào bảng 4 chúng ta nhận thấy năm 2007 tổng doanh thu phí là 6.990.735.000 đồng, tổng chi phí là 4.925.562.519 đồng. Như vậy lợi nhuận của năm 2007 của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại PJICO tính theo chỉ tiêu số (3) là 2.065.172.481 đồng. Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận tính ở chỉ tiêu số (9) là 0,4193 tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu lại được 0,4193 đồng lợi nhuận. Vậy là qua chỉ tiêu số (3) và (9) cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm HSSV trong năm 2007 vừa qua đã đem lại lợi nhuận cho công ty, tạo ra hiệu quả kinh doanh cho công ty. Có được kết quả như vậy là do trong thời gian vừa qua thương hiệu PJICO dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên không thể không kể đến những yếu tố thuận lợi mà PJICO có được đã giúp cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm HSSV nói riêng cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác của công ty nói chung đã được kết quả tốt. Đó là các thuận lợi như:

- Cuối năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo ra những chính sách thông thoáng cho các ngành kinh tế cùng phát triển trong đó có ngành bảo hiểm nên người dân được biết và hiểu nhiều về tác dụng của bảo hiểm hơn.

- Với chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con nên các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sự an toàn của con cái mình và sự quan tâm đó được họ gửi gắm vào những sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.

- Trong thời gian qua, các dịch vụ y tế ở nước ta ngày càng phát triển cùng với nó là chi phí cho dịch vụ y tế là khá cao nên gây khó khăn lớn cho những gia đình có thu nhập thấp không đủ điều kiện để chi trả chi phí y tế nên họ tham gia bảo hiểm để mong nhận được sự chia sẻ của các công ty bảo hiểm khi họ gặp rủi ro tổn thất. Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là một sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích chia sẻ với các em học sinh, sinh viên và gia đình các em về tài chính khi có rủi ro xảy ra đối với các em.

Đồng thời, trong năm 2007 chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên của toàn công ty là 3.327.665.783 đồng. Theo chỉ tiêu số (4) ta thấy tỷ lệ bồi thường là 47,601% tức là cứ thu được 100 đồng doanh thu phải chi cho bồi thường là 47,601 đồng. Tỷ lệ chi bồi thường là 67,559% ( tính theo chỉ tiêu số (5) ) tức là cứ trong 100 đồng chi phí thì có 67,55l9 đồng chi cho công tác bồi thường. Qua đó ta thấy chi phí bồi thường luôn là khoản chi lớn nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhìn vào chỉ tiêu số (6) ta thấy tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất chiếm 21,283% trong tổng chi phí. Tức là cứ 100 đồng chi phí thì chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất là 21,283 đồng. Từ đó đạt được hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất là 1,97. Có nghĩa là cứ chi 1 đồng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất (chi để lập tủ thuốc) thì sẽ tạo được 1,97 đồng lợi nhuận (theo chỉ tiêu số (7)). Như vậy việc chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho công ty có thể giảm được khoản chi lớn cho bồi thường và từ đó góp phần tạo lợi nhuận cho công ty.

Nói tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích ở bảng 4 ta thấy trong năm 2007 vừa qua, nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đang dần trở thành một thế mạnh của PJICO. Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng để công ty tiếp tục hoàn thiện và mở rộng khai thác hơn nữa nghiệp vụ này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh sinh viên tại công ty bảo hiểm PJICO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w