II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên tại PJICO
5. Hiệu quả khai thác (= 2 :
khai thác (= 2 :
4)
19,94 12,73 14,41 19,95
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp về bảo hiểm HSSV tại PJICO)
Bảng tổng hợp trên đây cho chúng ta thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên của công ty tăng đều đặn qua các năm 2004, 2005, 2006,2007 mà không phải gặp nhiều xáo động lớn, điều này là rất hợp lí vì số học sinh, sinh viên tham gia cũng đã tăng dần qua các năm này. Riêng hai năm 2006 và 2007 là hai năm có doanh thu lớn vì số học sinh tham gia trong hai năm này tăng. Đó là do đến năm 2006 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự chuyển biến lớn với sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhận thức của người dân về bảo hiểm đã tăng rõ rệt.
Năm 2004 tuy doanh thu không phải là cao nhất nhưng hiệu quả khai thác của năm này là khá cao 19,94 nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra đã góp phần đem lại xấp xỉ 20 đồng doanh thu. Có được mức hiệu quả này là do thứ nhất doanh thu phí đạt 2.237.961.700 đồng, thứ hai là do năm 2004 mạng lưới kinh doanh của công ty chưa được mở rộng nên chi phí khai thác thấp.
Năm 2005 và năm 2006 hiệu quả khai thác trong hai năm này giảm đi so với năm 2004 mặc dù doanh thu trong hai năm này có tăng so với năm 2004. Hiệu quả khai thác năm 2005 là 12,73 và năm 2006 là 14,41. Hiệu quả khai thác trong hai năm này bị sụt giảm là do nguyên nhân chi phí khai thác của công ty cho nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV trong hai năm này đã tăng lên đáng kể. Sở dĩ chi phí khai thác trong hai năm này tăng cao là do trong năm 2004 mạng lưới kinh doanh của công ty chưa phát triển thì đến năm 2005, 2006 cùng với sự phát triển khả quan của thị trường bảo hiểm nên công ty đã mở rộng mạng lưới khai thác rộng hơn. Do đó cần nhiều chi phí như tuyên truyền, quảng cáo, chi phí cho các đại lý khai thác tăng lên,… Từ đó làm cho tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí khai thác là thấp trong hai năm 2005, 2006.
hiểm toàn diện HSSV là tăng lên, đạt 19,95. Có được hiệu quả này là do doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này trong năm 2007 tăng cao với tốc độ tăng doanh thu là 134,527 %, đồng thời chi phí khai thác giảm thấp hơn so với năm 2006 đã làm cho tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí của năm 2007 cao hơn. Những dấu hiệu này cho thấy triển vọng khai thác bảo hiểm HSSV tại PJICO là rất lớn và tương đối ổn định vì công ty nguồn khai thác lớn là các văn phòng đại diện và đội ngũ đại lý khai thác lớn tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Từ đó giúp công ty thực hiện được nguyên tắc “ Số đông bù số ít”, đảm bảo hơn nữa khả năng chi trả bồi thường của công ty và tạo được niềm tin nơi khách hàng.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất tại PJICO
PJICO thường trích 15% doanh thu của mình dùng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất như xây dựng tủ thuốc tại các trường học, tổ chức các đợt khám chữa bệnh định kì cho học sinh, sinh viên ngay tại các trường học.
Bảng2: chi đề phòng hạn chế tổn thất Đối tượng BH tham gia BHSố HSSV (người) Tổng phí BH (1000 Đồng) Chi tủ thuốc (1000 Đồng) Tỷ lệ chi tủ thuốc % Mầm non 21.200 606.625 90.993,75 15 Cấp 1 28.945 952.825 142.923,75 15 Cấp 2 16.200 458.800 68.520 14,934 Cấp 3 26.690 805.950 120.892,5 15 Đại học 53.245 4.166.535 624.980,25 15 Tổng 146.200 6.990.735 1.048.310,25 (Nguồn: Thống kê năm 2007 tại công ty PJICO)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng phí bảo hiểm HSSV của năm 2006-2007 là 6.990.735.000 đồng trong đó được trích ra 1.048.310.250 đồng để lập tủ thuốc. Cụ thể: Với khối mầm non tổng phí bảo hiểm là 606.625.000 đồng, chi để lập tủ thuốc là 90.993.750 đồng để lập tủ thuốc tương ứng với 15%; Với khối tiểu học tổng phí bảo hiểm là 952.825.000 đồng, chi để lập tủ thuốc là 142.923.750 đồng tương ứng với 15%; Khối cấp 2 tổng phí bảo hiểm là
458.800.000 đồng, chi để lập tủ thuốc là 68.520.000 đồng tương ứng với 14,934%; Khối cấp 3 có tổng phí bảo hiểm là 805.950.000 đồng, chi cho lập tủ thuốc là 120.892.500 đồng; Khối các trường đại học có tổng phí bảo hiểm là 4.166.535.000 đồng , chi để lập tủ thuốc là 624.980.250 đồng tương ứng với 15%.
Nói tóm lại, PJICO để lại tối đa 15% phí bảo hiểm học sinh thực thu cho việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu gồm: các khoản chi lập tủ thuốc sơ cứu ban đầu, chăm lo sức khoẻ học sinh, sinh viên, đưa nạn nhân đi cấp cứu và giải quyết các trường hợp ốm đau, tai nạn rủi ro có số tiền chi trả dưới 50.000đ/vụ khoản chi này sẽ được tính vào chi bồi thường trong năm của hợp đồng bảo hiểm. Đối tượng được hưởng chi phí này là các học sinh tham gia bảo hiểm, nhà trường là người đại diện cho các học sinh tham gia bảo hiểm sử dụng và cùng PJICO quyết toán việc sử dụng quỹ này khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, PJICO còn tiến hành khen thưởng cho những đơn vị trường làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất hoặc có tỷ lệ tổn thất thấp. Số tiền bồi thường trong năm nhỏ hơn hoặc bằng 30% phí bảo hiểm: thưởng tối đa tương đương 6% phí bảo hiểm trong năm cho nhà trường. Số tiền bồi thường trong năm nhỏ hơn hoặc bằng 50% phí bảo hiểm: thưởng tối đa tương đương 3% phí bảo hiểm trong năm cho nhà trường.
3. Công tác giám định và chi trả tiền bảo hiểm.
3.1. Công tác giám định
PJICO có các văn phòng chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Khi nhận được thông báo rủi ro từ phía khách hàng, công ty nhanh chóng cử các cán bộ giám định đến ngay hiện trường cùng kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như công an phường, xã hay cảnh sát giao thông để nhanh chóng tiến hành giám định xác định rõ nguyên nhân tai nạn, mức độ tổn thất để hoàn thành hồ sơ giám định một cách chính xác.
Đội ngũ cán bộ giám định tại PJICO khá nhanh nhẹn và nắm bắt tốt công việc, luôn nhiệt tình tận tâm với công việc. Do vậy việc tiến hành giám định được thực hiện khá tốt và chính xác. Từ đó giúp cho PJICO tạo được niềm tin nơi khách hàng. Công tác giám định phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Việc ghi thiệt hại phải chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Giám định viên cần làm rõ nguyên nhân và mức độ trầm trọng của tai nạn.
- Phải biết đề xuất các biện pháp bảo quản, phòng ngừa thiệt hại, giảm thiểu mức độ thiệt hại khi có tổn thất xảy ra.
Từ những thông tin có được sau khi giám định viên cung cấp công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào đó để tiến hành công việc tiếp theo là xác định trách nhiệm của mình có nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng hay không. Công tác giám định chỉ được thực hiện khi có sự yêu cầu của bên tham gia bảo hiểm hoặc của công ty bảo hiểm.
Hiểu được vai trò của công tác giám định nên trong thời gian qua PJICO không ngừng nâng cao chất lượng của công tác giám định.
3.2. Công tác chi trả tiền bảo hiểm
Như đã nói ở phần chương I, khi yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho công ty bảo hiểm đầy đủ các giấy tờ theo quy định của công ty trong vòng 30 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm điều trị khỏi hoặc chết. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm của khách hàng và căn cứ vào biên bản giám định công ty sẽ tiến hành bồi thường hay từ chối bồi thường cho khách hàng. Thời gian chi trả tiền bảo hiểm sau khi nhận hồ sơ yêu cầu của khách hàng là 15 ngày không quá 30 ngày nếu trường hợp phải tiến hành xác minh lại hồ sơ theo yêu cầu của công ty.
Bảng3: Báo cáo kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm HSSV tại PJICO
Đối tượng Số HSSV tham gia Tổng phí Chi tủ thuốc
Chi bồi thường Chi hoa hồng
BH (người) (Nghìn (người) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) (Nghìn đồng) Mầm non 21.200 606.625 90.993,750 198.220,785 60.662,5 2.864,483 352.741,518 Cấp 1 28.945 952.825 142.923,75 0 334.756,007 95.282,5 26.650,515 599.612,772 Cấp 2 16.200 458.800 68.520 59.875,180 45.880 6.454,398 180.729,578 Cấp 3 26.690 805.950 120.892,5 1.243.194,281 80.595 94.072,257 1.538.754,03 8 Đại học 53.245 4.166.535 624.980.250 1.491.619,53 41.665,35 95.459,483 2.253.724,613 Tổng cộng 146.200 6.990.735 1.048.310,25 3.327.665,783 324.085,35 225.501,136 4.925.562,591
(Nguồn thống kê năm 2007 tại PJICO)
Từ bảng 3 ta thấy tổng số học sinh, sinh viên tham gia là 146.200 người trong đó tham gia đông nhất là lượng sinh viên đại học với 53.245 người chiếm 36,42% tổng số người tham gia, tiếp đến là số học sinh cấp 1 với 28,945 người chiếm 17,8% , sau đó là học sinh cấp 3, mầm non và cấp 2. Có sự chênh lệch về số học sinh, sinh viên tham gia giữa các cấp như vậy có thể do một trong những nguyên nhân như việc triển khai của công ty còn chưa thật sự đồng đều ở các cấp học; Ngoài ra, có thể việc nhận thức về sự an toàn cho bản thân mình của sinh viên đại học là rõ nét hơn ở các cấp trung học, mầm non vì việc tham gia bảo hiểm ở các cấp này chỉ yếu là do nhận thức của các bậc phụ huynh cho sự an toàn của con em mình; Còn một lí do nữa có thể là do việc tổ chức triển khai tham gia bảo hiểm tại các trường chưa thật sự tốt. Nhìn chung số học sinh tham gia ở các cấp là chưa đồng đều nên trong thời gian tới PJICO cần tăng cường triển khai tốt hơn nữa ở tất cả các cấp, các trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Cũng từ bảng trên chúng ta có thể thấy chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là khá lớn với tổng chi là khá lớn trong năm 2007 vừa qua với tổng chi bồi thường ở các cấp là 3.327.665.000 đồng. Trong đó chi bồi thường cho cấp đại học là lớn nhất vì có thể nhận thấy số lượng học
sinh tham gia là lớn nhất. Doanh thu của nghiệp vụ này trong năm 2007 là 6.990.735.000 đồng, như vậy tỷ lệ bồi thường của PJICO trong năm vừa qua là 47,601%. Đồng thời, tỷ lệ chi bồi thường chiếm tới 67,535% trong tổng chi. Đây là khoản chi lớn nhất của các công ty bảo hiểm. Nhìn chung công tác chi trả tiền bảo hiểm tại PJICO được tiến hành khá nhanh chóng đã tạo được niềm tin nơi khách hàng.
4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty PJICO trong giai đoạn vừa qua.
Từ bảng 3 đi sâu vào phân tích để thấy rõ được kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV ta sẽ xem xét bảng số 4 sau: Bảng 4: Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1. Doanh thu phí 2. Tổng chi phí a. Chi tủ thuốc b. Chi bồi thường c. Chi hoa hồng d. Chi khác
3. Lợi nhuận ( (3)= (1)- (2) )