Xác định dư lượng HCBVTV tại kho HTX Diễn Hải, huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát chất lượng môi trường đất tại một số kho thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp khắc phục (Trang 56)

Qua quá trình phân tích các mẫu đất đã phát hiện các mẫu đất xung quanh khu vực kho chỉ phát hiện thấy DDT và các chất chuyển hóa của nó là DDD và DDE.

(Kho HCBVTV tại HTX Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)

Ký hiệu Dư lượng của một số HCBVTV (mg/kg) HCB Lindan Aldrin p,p, - DDT p,p, - DDE p,p, - DDD DDTs M37 KPH KPH KPH 0,24 0,43 0,28 0,95 M38 KPH KPH KPH 0,22 0,41 0,24 0,87 M39 KPH KPH KPH 0,17 0,21 0,23 0,61 M40 KPH KPH KPH 0,22 0,37 0,31 0,90 M41 KPH KPH KPH 0,21 0,24 0,21 0,67 M42 KPH KPH KPH 0,087 0,12 0,19 0,40 M43 KPH KPH KPH 0,14 0,35 0,20 0,69 M44 KPH KPH KPH 0,14 0,15 0,11 0,40 M45 KPH KPH KPH 0,10 0,13 0,096 0,33 M46 KPH KPH KPH 0,13 0,25 0,21 0,49 M47 KPH KPH KPH 0,11 0,18 0,11 0,40 M48 KPH KPH KPH 0,06 0,07 0,05 0,19 M49 KPH KPH KPH 0,20 0,20 0,19 0,59 M50 KPH KPH KPH 0,16 0,15 0,16 0,46 M51 KPH KPH KPH 0,12 0,096 0,13 0,34

Thuốc trừ sâu DDT vốn là một hợp chất hữu cơ bền vững, nhưng nó cũng bị phân hủy phần nào theo thời gian, dưới tác động của tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, hoạt động của vi khuẩn đất.

Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong các mẫu đất tại kho HTX Diễn Hải cho thấy đa số các mẫu lấy tại xung quanh kho có tỷ lệ DDE/DDD >1, điều này chứng tỏ DDE có hàm lượng cao hơn so với DDD (>1), trừ các mẫu M39, M42, M50, M51. Điều này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các điểm lấy mẫu. Hầu hết đó là những bãi đất trống, khô cằn, không có cây cối phát triển. Dưới tác động của ánh sáng DDT đã bị dehydrochlorine quang hóa thành DDE, sản phẩm chiếm ưu thế này thể hiện ở giá trị tỷ lệ DDE/DDD cao hơn 1, phổ biến ở mức 1-2 lần. Ngược lại tại các điểm M39, M42, M50, M51 tỷ lệ này lại nhỏ hơn 1, chứng tỏ con đường khử clo kỵ khí lại chiếm ưu thế, tạo ra sản phẩm DDD là chủ yếu. Tại các vị trí này có nhiều loài cây cỏ che phủ nên các phản ứng quang hóa ít có cơ hội xảy ra. Kết quả nêu trên cho thấy DDT tồn lưu trong đất đã bị chuyển hóa chủ yếu

thành DDE qua con đường dehydrochlorine quang hóa hoặc thành DDD qua con đường khử clo kỵ khí tùy theo hoàn cảnh tự nhiên. Ở môi trường khô hạn, cằn cỗi, dạng DDE chiếm tỷ lệ cao hơn dạng DDD, ngược lại trong điều kiện có trồng cây, đất mới bồi đắp thì dạng DDD có tỷ lệ cao hơn DDE.

Trong các mẫu nghiên cứu hàm lượng DDT tổng dao động trong khoảng 0,19 mg/kg (M45) tới 0,95 mg/kg (M37), vượt giới hạn cho phép thep QCVN 15: 2008 từ 19 đến 95 lần. Trong đó, hàm lượng DDT tổng cao nhất tại nền kho và điểm có hàm lượng DDT tổng số thấp nhất tại vị trí cách nền kho 20m về phía Đông. Như vậy với các mẫu này cho thấy đã có sự di chuyển của DDT trong đất và càng cách xa khu vực kho chứa thuốc thì hàm lượng DDT càng giảm và mức độ chuyển hóa DDT thành DDE, DDD tiếp tục diễn ra.

Như vậy, điểm tồn lưu hóa chất tại kho HTX Diễn Hải đang ô nhiễm HCBVTV ở mức nghiêm trọng. Trong phạm vi lấy mẫu phân tích đều có sự tồn lưu của DDT và các chất chuyển hóa của nó và có sự lan truyền theo chiều sâu và chiều rộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát chất lượng môi trường đất tại một số kho thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp khắc phục (Trang 56)