Mặc dù một hệ đa agent có thể chỉ cần dựa trên một agent đơn lẻ để làm việc trong một môi trƣờng và tƣơng tác với ngƣời dùng của nó khi cần thiết, tuy nhiên các hệ đa agent thƣờng bao gồm nhiều agent. Những hệ thống đa agent (MAS: Multiagent System) có thể sử dụng để mô hình hóa các hệ thống phức tạp bao gồm các agent với các mục tiêu chung hoặc riêng. Những agent có thể tƣơng tác với nhau một cách gián tiếp (qua tác động lên môi trƣờng) hoặc trực tiếp (thông qua giao tiếp và thƣơng lƣợng). Các agent có thể quyết định hợp tác để cùng có lợi hoặc có thể cạnh tranh để phục vụ cho mục tiêu của mình.
Theo Wooldridge và Jennings [9], hệ thống Multi-Agent (đa tác tử) bao gồm các Agent giao tiếp với nhau, trong đó các Agent sẽ hoạt động tự chủ với những mục tiêu và động cơ khác nhau. MAS rất có lợi trong thực tế vì nó giúp con ngƣời giải quyết đƣợc nhiều bài toán khó mà các hệ thống đồng nhất khác không giải quyết đƣợc nhƣ: dự báo thiên tai, mô phỏng cấu trúc xã hội… Các MAS đƣợc nghiên cứu và sử dụng hiện nay đa phần là dựa trên các agents phần mềm (software agents).
MAS là một hệ thống gồm nhiều Agent trong đó:
• Thông tin hoặc khả năng giải quyết vấn đề của từng agent là hạn chế,
không đầy đủ.
• Không có sự điều khiển tập trung cho toàn hệ thống.
• Dữ liệu đƣợc phân tán trên những thành phần khác nhau của hệ thống.
• Quá trình tính toán đƣợc thực hiện không đồng bộ.
Một MAS thƣờng có rất nhiều tính chất mà ta cần suy xét khi cài đặt, tuy nhiên, MAS cơ bản thƣờng phải có những tính chất quan trọng sau:
Tính tự chủ (Autonomy): mỗi agent thƣờng phải có tính tự chủ riêng của mình (nghĩa là nó có thể tự đƣa ra quyết định của bản thân agent đó khi có tín hiệu vào hoặc sự kiện nào đó xảy ra).
Tầm nhìn địa phƣơng (Local views): mỗi agent thƣờng chỉ cần có cái nhìn cục bộ và nắm giữ một phần tri thức của hệ thống, thay vì toàn bộ các tri thức hiện có trong hệ thống, nếu không hệ thống sẽ trở nên quá phức tạp để có thể mô phỏng những hoạt động giống nhƣ nó đang diễn ra trong thực tế.