Các chính sách vĩ mô

Một phần của tài liệu báo cáo tổng quan kinh tế việt nam năm 2014 (Trang 43)

DẪN NHẬP

Các chính sách vĩ mô

Năm 2014 , kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững và đồng đều , lạm phát có xu hướng giảm , hầu hết các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.

Lượng tiền cung ứng : được điều hành hợp lí giữa các kênh , đảm bảo kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát trong điều kiện NHNN mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước . Đến ngày 22/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 15,99% (cùng kì năm 2013 tăng 16,13%), phù hợp với chỉ tiêu định hướng 14 – 16% đề ra đầu năm. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kì năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76%; dự trữ ngoại hối tăng cao; tỉ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra. Lượng tiền đã được điều hành hợp lí giữa các kênh và có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát mà ta đã đề ra đầu năm.

44 Thị trường mở (OMO): kể từ đầu năm đến ngày 26/9/2014, NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 711.800 tỉ đồng tín phiếu để huy động tiền trong tay các tổ chức và dân cư, trong đó đã có 489.283 tỉ đồng tín phiếu đáo hạn, còn 222.517 tỉ đồng tín phiếu chưa đáo hạn, trong đó tín phiếu kì hạn 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày lần lượt là 31.682 tỉ đồng, 20.673 tỉ đồng, 170.162 tỉ đồng.

Mặt bằng lãi suất giảm 1,5 – 2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh những vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5 – 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005 – 2006. Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các tổ chức tín dụng tích cực điều chỉnh giảm; dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 3,9% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 10,65%, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013. Đường cong lãi suất hình thành r nét, qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn kỳ hạn dài và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ và giúp cho việc phân bổ vốn hiệu quả trong nền kinh tế. Năm 2014 được đánh giá là một năm có lãi suất giảm mạnh và lãi suất thấp nhất trong gần một thập kỉ qua.

 Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được và đã có sự tiến bộ trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng để thúc đấy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính sách tài khóa.

Chi tiêu công : chi ngân sách nhà nước được quản lí và điều hành chặt chẽ hơn, kịp thời xử lí các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, khắc phục thiên tai dịch bệnh, đảm bảo cho công tác quốc phòng an ninh, an sinh xã hội... Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/12/2014 ước tính đạt 968,5 tỷ đồng, bằng 96,2% dự toán năm.

Chi ngân sách nhà nước so với các năm trước đã được chính phủ quản lí chặt chẽ hơn nhưng cơ cấu chi NSNN vẫn còn chưa hợp lý. Chi đầu tư phát triển 158 nghìn tỷ đồng ít hơn so với cùng kì năm 2013 là 201,6 nghìn tỷ đồng; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 690,5 nghìn tỷ đồng cao hơn so với năm 2013: 679,6 nghìn tỷ đồng ; chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng. Thấy được chi cho đầu tư phát triển chiếm tỉ lệ nhỏ 16,31% trong tổng chi ngân sách nhà nước, chi thường xuyên vẫn còn rất lớn.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm qua ước tính lên tới 814,1 nghìn tỷ đồng , bằng 104% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 551,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3%; thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 160,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 184,6 nghìn tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn FDI (không kể dầu thô) 117,2 nghìn tỷ đồng và thu thuế công, thương nghiệp dịch vụ ngoài nhà nước 105 nghìn tỷ đồng.

45 Là 3 khoản thu lớn nhất trong thu nội địa. So với năm 2013 thì thu ngân sách nhà nước đã nhiều hơn để bù đắp bội chi ngân sách. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng trốn thuế, đóng nợ thuế gây ra thất thu cho NSNN. Ngân sách nước ta vẫn luôn trong tình trạng thâm hụt nhiều năm qua do nước ta vẫn còn là một nước đang phát triển phải chi nhiều để phát triển kinh tế và xã hội. Năm nay bội chi ngân sách nước ta là 154,4 nghìn tỷ đồng thấp hơn so với năm 2013 là: 195,4 nghìn tỷ đồng, đó là một điểm đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.

Kết luận :

Một phần của tài liệu báo cáo tổng quan kinh tế việt nam năm 2014 (Trang 43)