DẪN NHẬP
Các thị trường tài sản
Năm 2014, do chịu tác động của kinh tế toàn cầu, thị trường vàng trong và ngoài nước có những biến động nhất định. Theo đánh giá của WGC,thị trường vàng thế giới giảm 10,8% so với năm 2013, giá vàng Châu Á xuống mức thấp nhất kể từ 2010.Việt Nam cũng được nhận định là có một năm khá ảm đạm của thị trường vàng.
Biểu đồ 20: Diễn biến giá vàng Việt Nam qua các tháng năm 2014
40 Sau đợt xuống giá vào cuối năm 2013, giá vàng có xu hướng tăng và sau đó ổn định trong những tháng đầu năm 2014 khi các nhà đầu tư tìm cách bảo vệ mình khỏi những căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Đến cuối năm, sự biến động giá dầu thô và sự tăng vọt giá trị đồng USD khiến thị trường vàng khá im ắng, có xu hướng giảm.Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12/2014, giá vàng SJC là 35,12triệu đồng/lượng, thấp hơn mức 35,47 triệu năm 2013 và mức 46,3 triệu năm 2012.So với đầu năm, mỗi lượng vàng SJC hiện chỉ tăng hơn 300.000 đồng, tương đương mức tăng 0,86%. Năm 2014 cũng là năm tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào vàng kém nhiều kênh khác.
Theo đánh giá của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng tại Việt Nam liên tục đi xuống, từ 19,5 tấn trong quý I, xuống 19,3 tấn quý II và 19 tấn trong quý III.Tính chung đến hết quý III, tổng lượng vàng tiêu thụ của Việt Nam giảm 19% khối lượng còn 79,3 tấnvà giảm 30% giá trị xuống còn 3,275 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013 (khối lượng 92,2 tấn, trị giá 4,16 tỷ).
Năm 2014, theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tổng cầu trên thị trường hiện đang vượt tổng cung khoảng 1 – 3 %. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng Nhà nước đã tạm ngừng đấu thầu vàng, điều này gây sức ép về nguồn cung, khiến người dân có xu hướng thích mua vào hơn bán ra khi giá vàng thấp, giúp giữ giá trong nước ở mức cao hơn thế giới trung bình khoảng từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng/lượng.
Biểu đồ 21 : Chênh lệch giữa một số loại vàng trong nước và thế giới năm 2014
41 Lực tăng của giá vàng trong nước gặp nhiều hạn chế đã khiến nhiều người chuyển hướng sang mua vàng nữ trang, vàng nhẫn đặc biệt với mục đích tiết kiệm bằng vàng. Giá vàng nhẫn, vàng nữ trang 24K, vàng phi SJC của nhiều thương hiệu dao động quanh 31,35 đến 31,37 triệu, rẻ hơn 10 đến 11% so với vàng miếng SJC.
Thị trường chứng khoán
Nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái cấu trúc TTCK, TTCK năm 2014 có kết quả khả quan hơn: Chỉ số VNIndex tăng 9%, chỉ số HNX-Index tăng 24% so với cuối năm 2013; Mức vốn hóa đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2013), tương đương 31,5% GDP; Thanh khoản thị trường có sự cải thiện r rệt. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đạt 5.500 nghìn tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013; Tổng giá trị niêm yết tăng 19% và trái phiếu tăng 25% so với năm 2013; Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa là 23 nghìn tỷ đồng. Về trái phiếu, đã tổ chức 207 đợt đấu thầu, huy động được gần 214 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2013); Số công ty niêm yết hoạt động có lãi, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013; tổng LNST của toàn bộ công ty niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2014 tăng 6,1%; Tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,37 triệu, tăng 6% so với cuối năm 2013.
Dòng tiền nước ngoài: Năm qua có thể coi là 1 năm thành công đối với dòng tiền của khối ngoại,giai đoạn của họ từ tháng 4 cho đến tháng 8 với khối lượng mua ròng tiên lục đạt gần 5000 tỷ, giai đoạn này VNIndex đang nằm trong 1 xu hướng tăng, và họ bán ròng gần 3 ngàn tỷ từ tháng 9 đến tháng 11 khi Vnindex chạm đỉnh cao nhất năm vùng 640-645 rồi bắt đầu xu hướng giảm.
Biểu đồ 22 : Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam 2014 :
42
Giai đoạn 1: đầu năm 2014-nửa đầu tháng 5/2014
Đà tăng của thị trường trong những tháng đầu năm đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu bluechip với sự dẫn dắt của GAS, VCB, MSN, VIC, PVD... trên HOSE và PVS, VND, SHB... trên HNX.
Đà tăng mạnh của các cổ phiếu bluechip đến từ: Dòng tiền khối ngoại đẩy mạnh gom ròng nhóm cổ phiếu này. Lực mua lớn và tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã giúp thúc đẩy đà tăng mạnh của các chỉ số thị trường. Bên cạnh dòng tiền khối ngoại thì với triển vọng kinh tế hồi phục (lãi suất giảm, chính sách tiền tệ nới lỏng, CPI thấp) cũng thúc đẩy dòng tiền đổ mạnh vào để đón đầu kết quả kinh doanh quý 1/2014.
Giai đoạn 2: Nửa cuối tháng 5 – Cuối năm 2014
Dòng tiền đầu cơ đẩy mạnh bắt đáy sau chuổi giảm điểm mạnh liên tục được coi là động lực chính giúc sắc xanh trở lại thị trường. Bên cạnh đó, sự trở lại của dòng tiền khối ngoại cũng hỗ trợ tích cực cho xu hướng hồi phục điều này một lần nữa chứng tỏ sự ảnh hưởng rất lớn của khối ngoại, dù lượng giao dịch không chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.
VN-Index tăng vọt chạm ngưỡng 644 điểm vào đầu tháng 9, với các cổ phiếu nổi bật như GAS, PVD, PVS, PXS, PVC,PGS, PET… Sau khi VN-Index tạo đỉnh 644 điểm, thị trường bước vào chu kỳ giảm điểm.
Một số sự kiện tiêu biểu của thị trường chứng khoán năm 2014
- Ban hành Thông tư 36 minh bạch dòng tiền vào thị trường chứng khoán - Tái cấu trúc thị trường chứng khoán
- Việt Nam đã có quỹ ETF nội
- Thị trường trái phiếu chính phủ ghi nhận nhiều “kỷ lục” về cả huy động và giao dịch thứ cấp
Thị trường bất động sản
Sau một thời gian dài đóng bằng,bước sang năm 2014,thị trường bất động sản đã dần nóng lên,thu được nhiều kết quả tích cực và được coi là được mùa đặc biệt phân khúc nhà bình dân đi tiên phong châm ngòi sưởi ấm thị trường bất động sản.Hoạt động kinh doanh BĐS được cải thiện hơn với mức tăng trưởng 2.85% , cao hơn mức tăng 2,17 % của năm 2013.Lần đầu tiên trong nhiều năm qua,nhiều doanh nghiệp đã có giao dịch thành công lên tới hàng nghìn căn hộ,theo các nhà phân tích, do dòng căn hộ bình dân có sức tiêu thụ mạnh trong năm qua nên sắp tới đây, mà cụ thể là đầu năm 2015, phân khúc này có thể bước vào cuộc đua tranh quyết liệt bởi có nhiều doanh nghiệp sẽ chen chân vào.
43 Tại Hà Nội quý III này cũng chứng kiến sự tăng lên đáng kể trong cả so sánh theo quý và theo kỳ cơ bản, điều này có thể được coi như một tín hiệu tích cực cho thị trường. Tỷ lệ hàng tồn kho giảm mạnh là 24 điểm % theo quý và 26 điểm % theo năm do hoạt động tốt của toàn thị trường. Trong quý này, tỷ lệ hấp thụ tại Hà Nội đạt 38%(tăng so với tỷ lệ hấp thụ của quý 1), tăng hơn 15 điểm % theo quý(theo Savills) Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh, Savills thông tin cho biết, tỷ lệ hấp thụ đạt 19%(tăng 8.8% so với tỷ lệ hấp thụ quý 1 là 10,2%), tăng mạnh 2 điểm phần trăm theo quý và 7 điểm phần trăm theo năm. Trong quý III-2014, khoảng 3.280 căn hộ được hấp thụ, tăng 29% theo quý và 85% theo năm. Savills đánh giá, đây là lượng giao dịch cao nhất kể từ quý IV-2010.
Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào bất động sản (BĐS) đã tăng .Cụ thể, tính đến ngày 15/12/2014, ngành BĐS đã thu hút được 35 dự án đầu tư đăng ký mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2014, vốn FDI vào BĐS tăng gần gấp 3 lần so với lượng vốn FDI đăng ký vào bất động sản năm 2013. Lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 2 trong việc thu hút vốn FDI.
Trong năm 2014,nhà nước đã đưa ra một số quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản như Giảm lãi suất cho vay mua nhà, mở rộng thêm ngân hàng cho vay gói 30.000 tỷ, yêu cầu sửa lại cách tính diện tích chung cư có lợi cho người mua nhà,chuyển dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội,sửa đổi luật Kinh doanh bất động sản theo hướng mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các cá nhân , tổ chức nước ngoài được hoạt động cho thuê lại kinh doanh BĐS.
Các chính sách vĩ mô