Production: có thể nói, nhấn mạnh tính sáng tạo đang từng bước giữ vai trò hàng đầu của cuộc cách mạng quản lý diễn ra ở Nhật Bản trong những năm cuối cùng của

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế " (Trang 43 - 45)

III. Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau:

4.Production: có thể nói, nhấn mạnh tính sáng tạo đang từng bước giữ vai trò hàng đầu của cuộc cách mạng quản lý diễn ra ở Nhật Bản trong những năm cuối cùng của

đầu của cuộc cách mạng quản lý diễn ra ở Nhật Bản trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20.

Các công ty đa quốc gia Nhật Bản thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị địa phương hơn là những người xa xứ vì các nhà quản trị địa phương thông hiểu các điều kiện hoạt động ở địa phương, ít tốn kém, người địa phương có thể tập trung vào hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn. Các công ty này thuyên chuyển nhân viên ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năng chuyên môn và các hoạt động kinh doanh ở nước nhà, để kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và để phát triển các nhà quản trị.

4.1 Tại khâu thiết kế sản phẩm.

Thể hiện ở việc tự tôn của mỗi dân tộc . Nếu như ở Nhật thì phòng nghiện cứu và phát triển sản phẩm ,bộ phận cốt yếu tạo nên sự khác biệt của các công ty không bao giờ có người ngoại quốc, là bộ phận chỉ dành riêng cho người Nhật.Còn ở Trung Quốc thì ngược lại , họ rất chào đón các nhà khoa học nước ngoài cũng như luôn tìm cách

tiếp cận với nền khoa học phương tây . Điều này có thể là do tác động bởi lịch sử khi xét về khía cạnh sản xuất thì Trung Quốc chỉ mới xếp thứ 3 trong quá trình theo triết lý của Nhật Bản ( imitation,innovation,invention), tức chỉ mới ở khâu sao chép lại sản phẩm chưa có nhiều sản phẩm mang tính đột phá như Nhật.

4.2 Khâu sản xuất.

Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều có sự hòa quyện có chọn lọc giữa phong cách quản lý khoa học phương tây và các truyền thống quản lý của nước mình . Nếu như Trung Quốc được mọi người nhìn nhận về tính cộng đồng trong các hoạt động sản xuất buôn bán của mình . Họ luôn tập trung về một nơi và lập thành các phường hội để giúp đỡ lẫn nhau thì người Nhật lại được chú ý nhiều bởi văn hóa quản lý của mình .Điển hình có thề thấy qua ví dụ sau :

Khi các công ty Nhật Bản bắt đầu tham gia sản xuất ở nước ngoài mà điển hình là Mỹ, thì đã có rất nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy các nhân viên của công ty Nhật luôn phải cùng nhau tập thể dục trước giờ làm việc . Song rõ ràng kết quả kinh doanh đã làm cho các nhà quản lý phải kinh ngạc. Trong khi các công ty Mỹ thì đang phải cố gắng mở các nhà máy sản xuất ở nước ngoài thì những công ty Nhật lại đamh thành công khi kinh doanh trên đất nước họ .Chúng ta có thể thấy rõ ràng sự ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa lên phong cách quản lý trong sản xuất của người Nhật khi họ luôn cố gắng xây dựng bầu không khí gia đình mà một người luôn vì mọi người, luôn đạt lợi ích cộng đồng lên trên hết . Việc tập thể dục tập thể cũng chính là một cách để xây dựng phong cách làm việc tập thể giúp co những người Mỹ làm việc tại các công ty Nhật có thể hiểu hơn về phong cách làm việc tập thể , gây dựng văn hóa cho công ty.

Ngoải ra dù đều là 2 nước Châu Á đều coi trọng thứ bậc trong quản lý nhưng Nhật Bản là nơi coi trọng vấn đề này nhất , đặc biệt là ở nơi làm việc.Người Nhật rất coi trọng nguyên tắc nên đôi khi trong sản xuất gây cho những người thuộc nền văn hóa khác một tâm lý rất căng thẳng.

4.3 Tiêu dùng.

Các sản phẩm của Nhật Bản luôn phải đạt một tiêu chuẩn rất cao về chất lượng. Người tiêu dùng Nhật bản luôn là những khách hàng hiểu biết nhất và khó tính nhất thế giới .Ngoài ra , các sản phẩm của Nhật Bản rất chú ý đến kiểu dáng và màu sắc.

Ở các mặt hàng cao cấp thì do ảnh hưởng lớn hơn từ đạo Khổng khi so với Nhật Bản nên Trung Quốc ít có khuyên hướng tiêu dùng các món hàng xa xỉ.

Kết thúc

Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá. Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc. Hay nói cách khác văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế " (Trang 43 - 45)