Nhóm kiểm tra chất lượng.

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế " (Trang 36 - 39)

III. Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau:

d. Nhóm kiểm tra chất lượng.

Để nâng cao năng suất của công nhân viên, các công ty Nhật Bản đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để đề nghị công nhân viên đưa ra các sáng kiến để nâng cao sản lượng. Những nỗ lực hợp tác được thúc đẩy một phần nhờ mục tiêu này.

Nhóm kiểm tra chất lượng là một trong những hoạt động đó, nhóm này bao gồm nhiều nhóm công nhân nhỏ, gặp nhau thường xuyên để phát hiện và để giải quyết các khó khăn của họ. Đây là một hoạt động có sự tham gia của nhiều cá nhân để họ tham khảo ý kiến giữa các đồng nghiệp với nhau vì mỗi một cá nhân thường không muốn quan hệ trực tiếp với nhà quản trị.

e. Làm việc theo nhóm.

Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Xét về mặt liên kết nhóm thì một phần của mức lương thường không dựa trên sản lượng, vì nếu vậy nhóm sẽ gây áp lực đòi hỏi không được vắng mặt thường xuyên và luôn cố gắng nhiều. Xét về mặt nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt. Ngoài ra, các nhóm công nhân viên còn kiểm soát chất lượng và tự sửa chữa máy móc của mình.

f. Huấn luyện, đào tạo các nhà quản lý tại chi nhánh ngoài nước.

Nhiều doanh nghiệp Nhật bản cho rằng sự khác biệt giữa những nhà quản trị quốc tế và nhà quản trị trong nước là nhà quản trị quốc tế phải biết tìm cách làm cho các hoạt động tại nước nhà phù hợp với các địa phương ở nước ngoài và quan hệ tốt với chính phủ nước đó. Nhiệm vụ của các nhà quản trị chi nhánh ở nước ngoài thường rộng hơn so với các nhà quản trị trong nước, họ phải đương đầu với khó khăn về thông tin liên lạc giữa các cơ quan đầu não của công ty và chi nhánh.

Và tại Nhật, hai chức năng huấn luyện, đào tạo nhân viên ở nước ngoài là xây dựng những kiến thức tổng quát cho các nhà quản trị và trang bị cho các nhà quản trị

phương pháp để giải quyết những tình huống đặc biệt thường xảy ra đối với những người xa xứ.

Và cuối cùng, “Làn sóng văn minh thứ tư" đang hướng các công ty Nhật Bản đến phá vỡ chương trình quản lý cũ thông qua việc mở ra những phương pháp mới tăng đầu tư vào sáng tạo; đổi mới các qui trình công nghệ, sản xuất, marketing đáp ứng yêu cầu mới... Trong chiến lược nhân sự, các công ty chú trọng đến những chính sách ưu đãi những người dẫn đầu các hoạt động sáng tạo, tạo cơ hội bình đẳng sáng tạo cho tất cả mọi người cùng với các hệ thống khen thưởng, khuyến khích sáng tạo.

g. Định hướng nhóm.

Sự gắn kết và tinh thần đồng đội luôn được đề cao ở khắp các vùng trong xã hội Nhật. Một cá nhân được nhận dạng thông qua nhóm xã hội mà anh ta là thành viên. Do đó, trong công việc, người Nhật thường nhấn mạnh sự đoàn kết và tính kỷ luật.

h. Họp và đàm phán.

Trong buổi đàm phán, bạn sẽ phải đối mặt với những người có quan điểm trái ngược và họ thường đi kèm với các chuyên gia. Vì vậy, tốt nhất bạn nên có một người trợ lý hoặc bằng cách nào đó chắc chắn ràng bạn đủ tự tin để trả lời tất cả câu hỏi mà họ đặt ra.

Để bắt đầu, bạn nên chào hỏi những người nhân viên cấp cao của công ty trước và sau đó là những người còn lại theo thứ tự cấp bậc. Những nhân viên cấp cao sẽ là đại diện của công ty đó và những người cấp thấp hơn sẽ là những người nói và đàm phán.

Các cuộc họp thường được diễn ra vì ba lý do chính: xây dựng các mối quan hệ, trao đổi thông tin và xác nhận lại những quyết định đã được ra. (Những quyết định hiếm khi được thực hiện trong các cuộc họp).

Nếu bạn đã có những mối quan hệ rồi thì đây là lúc để phát triển nó không chỉ với những người quản lý mà còn với những nhân viên cấp thấp hơn. Hãy nhớ rằng sự

nhất trí giữa các thành viên là rất quan trọng. Vì vậy, bất kỳ ý kiến nào của thành viên trong nhóm đều phải được ghi nhận lại.

Người Nhật rất quan tâm đến chi tiết. Trong cuộc họp sẽ có rất nhiều câu hỏi được lặp đi lặp lại theo những cách khác nhau. Bạn phải chắc chắn rằng bạn luôn có câu trả lời và truyền tải càng nhiều thông tin càng tốt.

Người Nhật thích làm việc với những người ít nói, chân thành và ôn hòa. Những người quá cởi mở hoặc hướng ngoại quá nhiều thường bị xem là thiếu lễ độ hay kiêu ngạo. Trong giai đoạn đầu của cuộc họp bạn nên tỏ ra khiêm tốn, tránh nói thẳng vào vấn đề. Đừng nên tỏ ra không đồng ý quá rõ ràng và luôn dùng ngôn ngữ trang trọng trong các cuộc họp.

Thêm vào đó. Việc tỏ ra ít nói được xem là một đức tính tốt. Nếu cuộc họp đang diễn ra một cách tĩnh lặng bạn đừng nên phá hỏng không khí đó.

3.2 Trung Quốc.

Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Trung Quốc, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.

Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi chóng mặt về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa.

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế " (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w