4. Ứng dụng công nghệ RFID vào đời sống
2.4.2. Phân loại dựa trên tính chuyển động của Reader
Việc phân loại theo chuyển động này gồm:
Cố định một chỗ ( stationary)
Cầm tay (hand-held)
3. Cơ chế truyền dữ liệu giữa thẻ và Reader.
Tùy thuộc vào loại thẻ việc truyền giữa thẻ và reader có thể theo một trong những cách sau đây:
- Điều chế tán xạ ngược (Modulated backscatte). - Kiểu máy phát
Khái niệm trường xa (far-field) và trường gần (near-field):
Phạm vi giữa antenna reader và một bước sóng của RF được phát bưởi antenna được gọi là trường gần. Phạm vi ngoài bước sóng của RF đã phát từ antenna của reader được gọi là trường xa. Các hệ thống RFID thụ động hoạt động ở tần số LF và HF sử dụng việc truyền thông trường gần trong khi băng tần UHF và sóng vi ba sử dụng trường xa. Cường độ tín hiệu trong truyền thông yếu đi lập phương khoảng cách từ antenna của reader. Cho nên truyền thông trường xa được kết hợp đọc dài hơn trường gần
Việc đọc và ghi thẻ trường xa mất nhiều thời gian hơn việc đọc thẻ trong cùng điều kiện vì hoạt động ghi gồm nhiều bước, bao gồm việc xác minh ban đầu , xóa dữ liệu còn tồn tại
Page 31
trên thẻ,ghi dữ liệu mới lên thẻ , và giai đoạn xác minh lần cuối. Thêm nữa là việc ghi dữ liệu lên thẻ là theo khối gồm nhiều bước
Vì vậy, việc đọc ghi thẻ có thể mất vài chục giây mới hoàn thành cùng với việc tăng kích thước dữ liệu . Ngược lại, có một số thẻ được đọc trong khoảng thời gian này với cùng reader. Việc ghi thẻ là một quá trình dễ bị ảnh hưởng do đó nên đặt thẻ gần reader hơn là khoảng cách khi quét thẻ mặc dù nó vẫn nằm trong vùng phủ sóng của antenna. Việc đặt gần cho phép antenna của thẻ có thể nhận đủ năng lượng từ antenna của reader để cấp nguồn cho vi mạch của nó giúp nó thực hiện các lệnh ghi. Nhu cầu năng lượng đối với quá trình ghi thường cao hơn quá trình đọc.
Hình II. 23: Cơ chế truyền ở trường gần và trường xa của reader 3.1.Kiểu tán xạ ngược
Việc truyền theo kiểu điều chế tán xạ ngược áp dụng cho cả hệ thống thẻ thụ động và bán tích cực . Trong kiểu truyền thông này reader gửi đi tín hiệu RF sóng liên tục (continous wave CW) gồm có nguồn AC và tín hiệu xung cho thẻ cùng tần số sóng mang (carrier frequency- tần số mà reader hoạt động ).Nhờ việc kết nối (nghĩa là cơ chế truyền năng lượng giữa reader và thẻ) mà antenna của thẻ cấp nguồn cho vi mạch. Thẻ thụ động nhận năng lượng từ tín hiệu của reader. Vi mạch cần 1.2V từ tín hiệu của reader để thực hiện việc đọc việc đọc .Còn đối với việc ghi thì vi mạch cần khoảng 2.2V của reader. Hiện nay vi mạch điều chỉnh, thay đổi tín hiệu nhập thành một chuỗi mô hình mở , tắt trình bày dữ liệu của nó
Page 32
và truyền nó trở lại. Khi reader nhận được tín hiệu đã điều chế nó giải mã mô hình và thu được dữ liệu thẻ
Vì vậy, trong mô hình điều chế tán xạ ngược, reader luôn “talk” trước sau đó mới tới thẻ. Thẻ sử dụng mô hình này không thể truyền khi không có reader vì nó phụ thuộc vào năng lượng của reader để truyền dữ liệu của nó.
Hình II. 24.Cơ chế truyền kiểu tán xạ ngược của thẻ tích cực
Hình II. 25. Cơ chế truyền kiểu tán xạ ngược của thẻ thu động 3.2.Kiểu máy phát
Kiểu truyền này chỉ áp dụng cho thẻ tích cực. Trong kiểu truyền này,thẻ phát tán thông điệp xung quanh môi trường với khoảng cách theo quy định, bất kể reader có mặt hay không có mặt ở đó. Vì vậy trong kiểu truyền này thẻ luôn luôn “talk” trước reader
Có nhiều điều khiện khác nhau được xem xét khi lựa chọn loại mã thích hợp cho hệ thống RFID. Điều quan trọng nhất là phổ của tín hiệu sau khi điều chế có khả năng truyền không lỗi. Hơn nữa, trong trường hợp các transponder thụ động, năng lượng cung cấp không được ngắt quãng bởi một mã không phù hợp.
Page 33
PHẦN III: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG