- Nội dung:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm mà người lao động được hưởng do chủ doanh ngiệp chi trả để bù đắp hao phí lao động của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN,..
Tại công ty 5, việc hạch toán tiền lương có đặc điểm đặc thù là có nhân cụng thuờ ngoài theo hợp đồng giao khoán thời vụ, theo khối lượng sản phẩm, do đó khi thanh toán phải theo khối lượng khoỏn, khụng trớch cỏc khoản theo lương như BHXH, BHYT, BHTN.
Cỏc cỏn bộ,cụng nhân viên chức trong danh sách lao động chính thức ( lao động trong biên chế) hạch toán lương và các khoản trích theo lương theo quy định chung của Luật kế toán.
- Tỷ lệ tớnh cỏc khoản trích theo lương áp dụng tại tại công ty Vinaconex 5: + Với cán bộ công nhân viên trong danh sách :
Lương cơ bản = 1.050.000 x hệ số lương x số công thực tế x 10%
Trong đó 1.050.000đ là mức lương tối thiểu khu vực Hà Nội áp dụng tình lương cho bộ phận văn phòng tại Hà Nội.
Phụ cấp chức vụ: Do Ban quản trị công ty bỡnh xột và quy định
Trưởng phòng: 0.5 x lương cơ bản khu vực = 0.5x 1.050.000= 525.000 Phó phòng : 0.4x lương cơ bản khu vưc = 0.4 x 1.050.000= 420.000 Phụ cấp lưu động = 0,2 x 1.050.000 = 210.000đ đối với người lao động trong ngành xây dựng ( Theo TT 19/ LĐTBXH-TT Bộ lao động thương binh và xã hội quy định ).
Lương năng suất = Hệ số bỡnh xột x 2.500.000đ trong đó hệ số bỡnh xột do Ban Giám đốc đánh giá và bỡnh xột cho từng cá nhân.
Hệ số bình xét theo nhóm công việc từ 1,0 – 4,2.
Lương làm cơ sở tính BHXH, BHYT: 830.000đ
Trợ cấp thất nghiệp: Tớnh trên tổng thu nhập, chưa trừ các khoản trích theo lương.
Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ công ty trích nộp theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Với công nhân ngoài danh sách, công ty tính lương theo hợp đồng khoán Lương công nhân khoán= Tổng giá trị HĐ giao khoán x Số công thực tế Tổng số công của công nhõn khoỏn - Tài khoản kế toán chủ yếu:
TK 3341, TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389, TK 622, TK 6271,.. - Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ Hợp đồng giao khoán kèm theo phụ tụ chứng minh thư và bản cam kết của lao động thuê ngoài theo hợp đồng khoán vụ việc
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.. - Quy trình luân chuyển chứng từ:
+ Đối với lao động trong danh sách , cán bộ công nhân viên biên chế, căn cứ vào bảng chấm công và theo dõi lao động do phòng tổ chức gửi lên, kế toán phần hành lập Bảng thanh toán tiền lương ( in bản dọc) và phiếu chi làm căn cứ cho thủ quỹ chi lương cho cán bộ nhân viên và người lao động. Bảng thanh toán
lương ghi chi tiết : Họ tên người lao động, Hệ số lương, Số tiền được thanh toán, Các khoản phải thu, Thực lĩnh.
Đồng thời lập 1 bảng thanh toán tiền lương( in bản ngang), kẹp cùng bộ với bảng phân bổ tiền lương và BHXH làm căn cứ ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 334, TK chi phí, TK các khoản trích theo lương vào phần mềm kế toán.
+ Đối với lao động thuê ngoài theo hợp đồng giao khoán:
Căn cứ Hợp đồng giao khoán do kế toán đội xây dựng ở các công trình lập, có đầy đủ chữ ký biên nhận của Bên Nhận khoán, Kỹ thuật giám sát, TCTC công trường, Phòng Tổ chức công ty, Bên giao khoán; kèm theo Bảng chấm công( chi tiết người lao động), Bản sao Chứng minh thư; Bản cam kết của người lao động, Kế toán phần hành lập Bảng thanh toán tiền nhân cụng thuờ ngoài. Đồng thời lập phiếu chi tiền mặt thanh toán trực tiếp cho người lao động, không nộp các khoản trích theo lương cho các đối tượng này.
- Ví dụ 7: Phụ lục 7 Bảng thanh toán lương CBCNV công nhân công trình Tháp A Nhà CT1, CT2 Yờn Hũa – Cầu Giấy ( A/ Thành)
2.3.5. Kế toán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Thuế Giá trị gia tăng ( GTGT)