II: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TRONG THỜ
2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Các sản phẩm cửa G7window có mặt trên thị trường vừa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã với đầy đủ kích thước từ lớn tới nhỏ, từu các kích thước cửa thông thường tới các cửa kính, cửa nhôm khổ lớn. Có nhà máy riêng dành cho việc gia công kính, sản xuất các sản phẩm dành cho các công trình lớn như chung cư, công ty…Tuy sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm tuy nhiên nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và sản phẩm cửa gỗ, cửa nhôm cùng loại cũng đang ngày càng đa dạng phong phú về mẫu mã sản phẩm. Chính vì vậy, việc đa dạng hơn nữa chủng loại sản phẩm sẽ tạo ra năng lực cao hơn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm khác và thõa mãn nhu cầu của khách hàng.
Xây dưng đội ngũ thiết kế và đội ngũ kĩ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra những sản phẩm vừa đẹp, chất lượng lại tốt.
Điều tra thị hiếu của khách hàng về sản phẩm mà họ mong muốn từ đó thiết kế sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.
Nhập thêm nhiều loại mẫu mã mới có họa tiết và họa tiết khác nhau từ nhà cung cấp để đa dạng hóa mẫu má sản phẩm
Tiến hành giới thiệu các mẫu mã mới tói khách hàng nhằm thăm dò ý kiến của khách hàng từ đó sản xuất những mấu mã phù hợp nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm của G7window có chất lượng cao song giá còn khá cao so với các sản phẩm truyền thống trong nước. Chính vì vậy, để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm, công ty G7window chủ trương đưa ra thị trường những sản phẩm có tính năng sử dụng tốt nhất nhưng giá cả phải chăng. Trên thực tế ở các nước châu Âu, cửa uPVC có mức giá thấp hơn các loại cửa gỗ, cửa nhôm có cùng tính năng và chất lượng sử dụng. Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, G7window chủ trương nội địa hoá nhằm hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để cung cấp cho khách hàng với các mức thu nhập khác nhau
2.2 Đẩy mạnh điều tra và nghiên cứu mở rộng thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì đểu phải tuân theo triết lý: “Phải bán cái mà thị trường cần chứ không bán cái mà mình có”. Do đó, muốn tiêu thụ được hàng hoá sản xuất thì việc làm đầu tiên của không chỉ riêng công ty G7window là phải nghiên cứu thị trường đặc biệt là nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dung trên thị trường để từ đó lập kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thực tế. Do vậy, công tác nghiên cứu thị trường là điều kiện tiền đề quan trọng quyết định việc thực hiện các biện pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng tiếp theo đúng hay không.
Nghiên cứu thị trường là phân tích thì trường về mặt lượng và mặt chất. Nói một cách cụ thể hơn, nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các thông tin sau: Thị trường cần gì? Số lượng bao nhiêu? Chất lượng có thể chấp nhận được? Thời gian cần? Giá có thể chấp nhận được? Đó là những thông tin rất cần thiết để đưa ra quyết định về sản xuất. Thiếu thông tin thị trường sẽ không thể trả lời các câu hỏi trên và dẫn đến quyết định sai lầm.
Hiện nay ở công ty G7window, phòng kinh doanh có một nhóm các nhân viên chuyên về nghiên cứu thị trường. Nhóm này được quản lý trực tiếp bởi một Phó giám đốc kinh doanh.
Các hoạt động nghiên cứu thị trường mà công ty G7window đã thực hiện bao gồm:
+ Thu thập thông tin của các đối thủ cạnh tranh
+ Tập hợp, phân tích, so sánh các yếu tố về cạnh tranh như chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng..
+ Và nhiều hoạt động liên quan khác nữa... - Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, công ty G7window cần không ngừng mở rộng hơn nữa mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty cần mở thêm các showroom ở các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước nhằm đầy mạnh sản lượng và tốc độ tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường tiềm năng. Do đó công ty cần phải tiến hành nghiên cứu thật kỹ nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh và các điều kiện khác ở các thị trường tiềm năng.
+ Xây dựng các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy doanh số bán hàng trong những giai đoạn thấp điểm của kinh doanh, tăng cường các hội thảo giời thiệu sản phẩm, các hoạt động quảng bá hình ảnh G7window tại địa bàn các tỉnh qua các hoạt động tài trợ , hội chợ , biển bảng…..
+ Tăng cường đào tạo để nâng cao hiểu biết về sản phẩm, kiến thức marketing, bán hàng cho các nhân viên trực tiếp tiếp xúc, tư vấn cho KH nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng.
+ Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu tiềm năng của các thị trường mới để tính toán khả năng mở thêm showroom hay đại lý mới.
2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng
Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần có phương thức bán hàng linh hoạt hơn nữa cũng như phải có quy mô và kỷ luật chặt chẽ. Công ty có thể hoàn thiện phương thức bán hàng theo những biện pháp sau:
Tiếp tục tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó chân thành với các đại lý,nhà phân phối, bạn hàng vật tư, nguyên liệu, vốn...
Thường xuyên liên hệ với khách hàng để điều chỉnh các chính sách giá cho phù hợp. Tiếp tục nâng cấp đổi mới các biện pháp quản lý.
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trang bị đồng phục cho các nhân viên cửa hàng của các đại lý: Kết hợp giữa Công ty với các đại lý, đưa các hoạt động Marketing (tiếp thị bán hàng) giới thiệu sản phẩm xuống kênh cấp 2, cấp 3 một cách thường xuyên, xây dựng giá bán linh hoạt theo từng vùng thị trường. Khoán công phí, doanh thu cho nhân viên tiếp thị trên cơ sở giao doanh số cho các đại lý và lương tiếp thị hàng tháng. - Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và là giai đoạn bù đắp chi phí, thu lợi nhuận. Đây cũng là khâu quyết định hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách phát triển đội ngũ nhân viên marketing
Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá, dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức.
Mục tiêu của marketing là thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giành thắng lợi trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao.
Marketing là một chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp và hoạt động marketing có vai trò thúc đẩy khả năng cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hoạt động này. Ở công ty G7window, hoạt động marketing mặc dù cũng được chú trọng song chỉ ở mức lập kế hoạch quảng bá sản phẩm, xác định giá cả, xúc tiến và phân phối sản phẩm…chứ chưa thực sự có các chính sách phát triển đội ngũ nhân viên marketing, chưa có các công tác đào tạo giành riêng cho nhân viên marketing mà gần như hợp nhất hoạt động này với hoạt động kinh doanh. Nhân viên kinh doanh nhiểu khi đảm nhiệm cả vai trò là nhân viên marketing. Đây là điểm hạn chế cần khắc phục trong công tác hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, để quảng cáo, tiếp thị, chào hàng công ty G7window đã lập ra một phòng riêng để thực hiện hoạt động chuyên biệt này: đó là phòng quảng cáo và phòng phát triển thương hiệu. Xây dựng chương trình khuyến mãi để thúc đầy doanh số bán hàng trong những giai đoạn thấp điểm của kinh doanh , tang cường các hội thảo giới thiệu sản phẩm, các hoạt động giới thiệu sản phẩm Eurowindow tại địa bàn các tỉnh qua các hoạt động, tài trợ, hội chợ , biển bảng…
2.4 Hoàn thiện chính sách về giá
Giá cả là thước đo giá trị hàng hoá trên thị trường,là một nhân tố hết sức quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ tới khối lượng hàng hoá bán ra và lợi nhuận của công ty.Xây dựng được một chiến lược giá tối ưu để bù đắp chi phí và có lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường là một mục tiêu lớn của công ty.
Để làm được điều đó, trước hết công ty phải tìm các biện pháp hạ giá thành sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ tốt nhất để giảm bớt hao phí nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo mức chất lượng theo tiêu chuẩn. Chủ động đàm phán với
các bên đối tác để nhập được những linh kiện có giá thấp,tiến tới sản xuất lấy các linh kiện mà hiện nay phải nhập, lúc đó giá thành sẽ hạ xuống rất nhiều . Với thực trạng và mục tiêu chiến lược khai thác thị trường nên công ty xác lập chiến lược giá thấp với các sản phẩm có chất lượng trung bình khá và nhưng sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Song với tính chất của sản phẩm mặt dựng là độ bền cao,có tính thẩm mỹ và các sản phẩm của G7window đã có thương hiệu, đặt chính sách rẻ hơn sẽ gây cho khách hàng có ý niệm không tốt về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, với sản phẩm này công ty nên đặt giá với mức trung bình so với các sản phẩm cùng loại không quá cao, hoặc không quá thấp. Tùy theo từng đối tượng khách hàng,từng khu vực thị trường công ty thực hiện chính sách giá cả mềm mỏng, linh hoạt nhằm đẩy mạnh lượng hàng hóa tiêu thụ. Hiện nay, chính sách giá của công ty là: giá bán tỷ lệ nghịch với lượng hàng hoá tiêu thụ trong tháng, khách hàng mua càng nhiều công ty bán với giá càng hạ. Các nhà phân phối và đại lý là những người tiêu thụ sản phẩm của công ty với mức giá thấp nhất, vì họ là khách hàng tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn nhất của công ty. Đây là chính sách giá có sức hấp dẫn lớn đối với cả khách hàng trực tiếp cũng như các trung gian, đại lý nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với cách làm này có thể làm suy giảm lợi nhuận của công ty trong thời gian đầu nhưng về lâu dài nó sẽ đẩy mạnh công tác tiêu thụ, thu hút được lượng khách hàng đông hơn. Nói chung, nếu có thể công ty vẫn thực hiện chính sách giá linh hoạt nhưng xoay quanh một mức giá thống nhất cho tất cả đại lý,cửa hàng bán sản phẩm của công ty nhằm đạt được một mặt bằng giá cả chung, dễ dàng cho công ty kiểm soát và giảm bớt sự cạnh tranh giữa các đại lý.
KẾT LUẬN
Tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước sẽ nhanh nhất khi từng bộ phận, từng khu vực, từng tế bào của nền kinh tế biết khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của mình để đạt hiệu quả tối đa. Các công ty, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần đầu tư và thương mại Đoàn Gia nói riêng là những tế bào kinh tế, để hòa nhập với su thế phát triển của đất nước, mỗi công ty cần phải làm cho mình những hướng đi, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Là một công ty cổ phần, công ty cổ phần đầu tư và thương mại Đoàn Gia đã và đang vượt qua bao nhiêu những khó khăn và thử thách để tồn tại và phát triển
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp. bằng những kiến thức đã được học ở trường, qua quá trình thực tập tại công ty. Em đã đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Văn Minh cùng toàn thể ban lãnh đạo và anh, chị em của đơn vị thực tập đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CYCHARNEY – 600 Kỹ năng bán hàng để thành công – năm 2005 2. PGS.TS Lê Văn Tâm – Giáo trình quản trị chiến lược – nhà xuất bản thống kê – năm 2011
3. PGS.TS Trần Minh Đạo – Giáo trình Marketing căn bản – nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân – năm 2006
4. Công ty G7window - Hồ sơ năng lực doanh nghiệp – năm 2012
5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty G7window
http://g7window.com.vn/
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh tăng giảm 2011/2010 So sánh tăng giảm 2012/2011 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %
1 Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành triệu vnđ 187.527 350.086 578.559 162.55 9 87 228.47 4 65 2
Tổng vốn kinh doanh bình quân triệu vnđ 397.928 619.345 873.877 221.41 7 56 254.53 3 41 3a. Vốn cố định bình quân triệu vnđ 129.499 231.876 376.003 102.37
7 79 144.12 7 62 3b. Vốn lưu động bình quân triệu vnđ 268.429 387.469 497.875 119.04
0 44 110.40 6 28 3 Lợi nhuận trước thuế triệu vnđ 54.242 94.207 117.800 39.96
5 74 23.59 2 25 4 Nộp ngân sách triệu vnđ 0 0 5.367 - 5.36 7 5 Thu nhập BQ 1 lao động (V) lao động trực tiếp
đ/tháng 8,50 10,04 11,90 1,54 18,15 1,86 18,50
6 Năng suất lao động BQ tháng
(W=1/2/12) triệu vnđ 3,06 5,21 8,04 2,15 70,02 2,83 54,24
7 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ(4/1) chỉ số 2,12 1,77 1,51 -0,35 -16,63 -0,26 -14,62 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn KD(4/3) chỉ số 25,39 41,41 62,67 16,01 63,07 21,26 51,35
9 Số vòng quay vốn lưu động(1/3b) vòng 0,67 0,63 0,57 -0,05 -7,26 -0,06 -8,93
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Bảng phân tích tình hình lao động
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh tăng, giảm
2011/2010 So sánh tăng giảm 2012/2011 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng lao động 517 100 564 100 614 100 47 0,09 50 0,09 1, Theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 354 68,47 417 73,94 479 78,01 63 0,18 62 0,15
Lao động gián tiếp 163 31,53 147 26,06 135 21,99 -16 -0,10 -12 -0,08
2, Phân theo giới tính
Nam 311 60,15 319 56,56 364 59,29 8 0,03 47 0,14
Nữ 206 39,85 245 43,44 250 40,71 39 0,19 5 0.02
3, Theo trình độ Đại học và trên đại
học 102 19,73 166 29,43 210 34,20 64 0,63 44 0,27
Cao đẳng và trung cấp 306 59,18 224 39,71 336 54,72 -82 -0,27 112 0,50
Công nhân kỹ thuật 109 21,09 174 30,86 68 11,07 65 0,60 -106 -0,60
4, Theo độ tuổi Trên 45 tuổi 25 4,83 29 5,14 32 5,21 4 0,16 3 0,10 Từ 35 tuổi đến 45 tuổi 178 34,43 196 34,75 213 34,69 18 0,10 17 0,09 Từ 25 tuổi đến 35 tuổi 204 39,46 224 39,72 239 38,93 20 0,10 15 0,07 Dưới 25 tuổi 110 21,28 115 20,39 130 21,17 5 0,05 15 0,13 (Nguồn: phòng nhân sự)