CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 45 - 48)

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động.các nguồn này được hình thành từ các chủ sở hữu, các nhà đầu tư và các cổ đông.ngoài ra còn được hình thành từ các nguồn lợi tức của doanh nghiệp được sử dụng để bổ sung cho nguồn vốn.vốn cố định được sử dụng để trang trải cho các tài sản cố định như mua săm tài sản cố định,đầu tư xây dựng cơ bản… nguồn vốn lưu động chủ yếu để đảm bảo cho tài sản lưu động như nguyên vật liệu, công cụ, để dùng lao động thành phẩm, hàng hoá.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng đều phải hướng đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh có liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Do đó , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một yêu cầu và đòi hỏi luôn luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp . Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng , chung ta phải phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu phản ánh nó ; Từ đó mới có thể đưa ra được các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp . Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp , ta dùng chỉ tiêu sau :

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

= Kết quả đầu ra

Vốn kinh doanh (hay vốn sản xuất bình quân) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao và doanh

nghiệp luôn luôn tìm cách nâng cao chỉ tiêu này. Để nâng cao chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp sau đây :

Tăng quy mô kết quả đầu ra.

Sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như : giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần hoặc lợi tức gộp,… Doanh nghiệp muốn tăng kết quả đầu ra thì phải tăng giá trị tổng sản lượng, tăng doanh thu thuần, và tăng lợi nhuận . Để nâng cao các chỉ tiêu trên, cần phải nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm , luôn luôn phải nghiên cứu thay đổi mẫu mã , quy cách sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng . Doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm mỡ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm , kích thích nhu cầu tiêu dùng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá của mình . Những biện pháp đó sẽ tăng nhanh doanh thu bán hàng thuần lên và từ đó mà nâng cao được mức lợi nhuận của donh nghiệp . Đi đôi với kết quả đầu ra tăng , để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu vốn kinh doanh . Nhu đã phân tích ở trên , vốn kinh doanh của donh nghiệp gồm vốn cố định và nguồn vốn lưu động . Khi tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung phải động thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Để nâng cao hiệu quả việu sử dụng vốn cố định doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn cố định bằng cách giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa , không cần dùng , bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định tiêu cực , phát huy và khai thác triệt để năng lực hiện có của tài sản cố định . Đối vối việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động , doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động bằng việc tăng số vòng quay của vốn lưu động thông qua việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , đảm bảo nguồn vốn lưu động trong việc dự trữ hợp lý tài sản lưu động của doanh nghiệp .

Một vẫn đề nữa cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đó của doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của mình. Lý do mà doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh là do sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh độc lập, Nhà nước không tiếp tục bao cấp vốn như trước đây, cũng như trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay có lạm phát, giá cả biến động lớn, sức mua của đồng tiền có nhiều biến động nhìn chung là suy giảm, nếu duy trì cơ chế như trước thì số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện bằng đồng tiền Việt nam sẽ lại giảm dần giá trị trên thực tế, sức mua của vốn bị thu hẹp, hậu quả

sẽ không tránh khỏi lãi giả lỗ thật. Do đó , để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải giữ gìn và bảo toàn số vốn được Nhà nước đầu tư và phải giữ gìn, quản lý, phát triển tăng vốn để nâng cao hiệu quả của vốn sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo toàn và phát triển vốn doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển cả VLĐ và VCĐ.

Đối với việc bảo toàn và phát triển VCĐ:

Doanh nghiệp phải xác định đúng nguyên giá TSCĐ để trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn để tạo nguồn thay thế và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ. Doanh nghiệp có thể bảo toàn VCĐ trên cơ sở hệ số trượt giá, số bảo toàn VCĐ còn bao gồm cả số vốn Ngân sách cấp hoặc doanh nghiệp tự bổ sung trong kỳ nếu có.

Số VCĐ bảo toàn theo công thức: Số VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ = Số vốn được giao đầu kỳ - Khấu hao cơ bản trích trong kỳ * Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ + (-) Tăng giảm vốn trong kỳ Căn cứ vào kết quả xác định số vốn phải bảo toàn theo công thức trên, doanh nghiệp phải điều chỉnh giá trị TSCĐ và VCĐ theo các hệ số điều chỉnh tương ứng với từng loại TSCĐ.

Hoặc số VCĐ phải bảo toàn cuối kỳ tính theo công thức sau: Số VCĐ phải bảo toàn đến cuối kỳ = Số vốn được giao đầu kỳ * Hệ số trượt giá + (-) Tăng (giảm) vốn trong kỳ

Bên cạnh việc bảo toàn vốn, các doanh nghiệp phải phát triển VCĐ trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lơị nhuận để lại của doanh

nghiệp và vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp để đầu tư XDCB cho doanh nghiệp.

Đối với việc bảo toàn và phát triển VLĐ:

có thay đổi về giá. Số VLĐ sau khi đã thực hiên điều chỉnh giá trị TSLĐ thực tế tồn kho và ghi tăng nguồn vốn lưu động ở thời điểm cuối năm là số vốn thực tế đã bảo toàn được của doanh nghiệp.

Số VLĐ phải bảo toàn đến cuối năm được tính theo công thức sau đây: Số VLĐ phải bảo

toàn đến cuối năm

= Số vốn đã

được giao * Hệ số trượt giá VLĐ

Bên cạnh việc bảo toàn VLĐ, doanh nghiệp phải phát triển vốn từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua nghiên cứu lý luận đã cho ta thấy được phân tích tình hình tài chính là việc làm cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. Mỗi loại báo cáo tài chính kế toán đều có vai trò và ý nghĩa nhất định trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, song việc phân tích thường được tiến hành chủ yếu trên BCĐKT và BCKQKD và vấn để này sẽ được làm rõ trong phần II của chuyên đề này.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w