Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 26)

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.

2.1.1.Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT

2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:

2.1.1.Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT

Để nắm bắt đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong BCĐKT.

Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm hai loại cơ bản:

Tài sản lưu động( loại A. Tài sản).

Tài sản cố định ( loại B. Tài sản).

Nguồn hình thành lên hai loại tài sản cơ bản trên chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu (loạiB. Nguồn vốn). Bởi vậy ta có cân đối (1) sau đây:

(I+IV) A. TS +(I) B.TS = B.NV (1)

Cân đối (1) chỉ mang tính chất lý thuyết nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể trang trải cho tài sản cần thiết, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần phải đi vay hoặc

đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Điều này trên thực tế không bao giờ xảy ra mà nó chỉ xảy ra trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: (I+IV) A. TS + (I) B.TS > B.NV

Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được bình thường, doanh nghiệp phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác dưới nhiều hình thức như mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn thanh toán.

Trường hợp 2: (I+IV) A. TS + (I) B.TS < B.NV

Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng không hết cho tài sản (thừa nguồn vốn) nên đã bị các doanh nghiệp và các đối tượng khác chiếm dụng dưới các hình thức như doanh nghiệp bán chịu thành phẩm, hàng hoá hoặc ứng trước tiền cho người bán, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược...

Do thiếu nguồn vốn để bù đắp cho tài sản , buộc doanh nghiệp phải trang trải vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó ta có cân đối (2) như sau:

(I+II + IV)A.TS + (I+II+III+IV).B.TS =(I).B.NV+ Vay (ngắn hạn và dài hạn) (2) Cân đối (2) chỉ mang tính chất lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu cộng với vốn vay doanh nghiệp có thể trang trải cho mọi tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác và cũng không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Trên thực tế cân đối này hầu như không xảy ra mà chỉ xảy ra hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải.

Trong trường hợp này, mặc dù doanh nghiệp đã đi vay nhưng vẫn bị thiếu nguồn vốn để bù đắp cho tài sản nên buộc phải đi chiếm dụng. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bước đầu có dấu hiệu không lành mạnh.

Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải

Trong trường hợp này nguồn vốn của doanh nhgiệp không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh (thừa nguồn vốn) nên đã bị các đơn vị khác chiếm dụng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 26)