- Đối với ngành công nghiệp điệ n khí nước: là ngành có tỷ trọng thấp, cần
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhìn chung, trong 10 năm( 2001-2010), ngành Công Nghiệp Việt Nam đã gặt hái được nhiêu thành tựu to lớn và có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, nội bộ ngành có sự chuyển dich cơ cấu tích cực, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập của dân cư. Mặc dù vậy, ngành công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập: giá trị gia tăng của ngành chưa ổn định, một số ngành công nghiệp quan trọng chưa được trú trọng phát triển: công nghiệp hỗ trợ non nớt, công nghiệp chế biến lạc hậu, nguồn vốn hạn hẹp mà sản xuất công nghiệp lại phân tán, đầu tư thiếu trọng điểm… Hướng tới mục tiêu ‘đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020’ bên cạnh việc phát huy những thành công đã đạt được, Việt Nam cần thiết và nhanh chóng giải quyết những bất cập.Việt Nam phải lựa chọn một chính sách công nghiệp theo hướng : phát huy nội lực, sức mạnh, tự do đầu tư và sáng tạo của toàn dân, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động có lợi thế cạnh tranh để cải biến nền nông nghiệp hiện nay; chủ động hội nhập để tranh thủ công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và trí tuệ của thế giới để sản xuất ra nhiếu loại sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và lựa chon đầu tư phát triển một số ngành mũi nhọn, tạo sự đột phá cho việc chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo tiêu chuẩn của một nước công nghiệp, đảm bảo tăng trưởng bền vững và nâng cao đới sống nhân dân.