Giải pháp về chính sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Trang 31)

- Đối với ngành công nghiệp điệ n khí nước: là ngành có tỷ trọng thấp, cần

3.2.5. Giải pháp về chính sách.

Tập trung xây dựng chiến lược quy hoạch, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống luật pháp, chính sách thương mại. Cần tiếp tục nghiên cứu hòan thiện các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến thương mại, tài chính, khoa học công nghệ và chính sách đào tạo nguồn nhân lực... một cách đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế để các thành phần kinh tế có thể tham gia vào phát triển khu vực công nghiệp. Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp theo hướng, vừa hoàn thiện và tăng cường chính sách quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, vừa tăng cường biện pháp kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo phát triển đúng hướng. Sớm hình thành một mạng lưới công nghiệp trong cả nước trên cơ sở đa dạng hóa về quy mô và chế độ sở hữu. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm điểm công nghiệp trên phạm vi cả nước, hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm. Ưu tiên ngân sách và huy động các nguồn lực khác, theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên phạm vi cả nước - đây được coi là một trong những khâu đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.

* Chính sách hỗ trợ những ngành công nghiệp mũi nhọn.

Từ thực trạng non yếu về mọi mặt, đặc biệt về công nghệ và sức cạnh tranh,để xây dựng thành những ngành công nghiệp chủ lực, đủ sức trang bị lại cho nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn đầu. Sự hỗ trợ của Nhà nước như là một khởi động cho sự phát triển dài hạn của các ngành, tránh việc duy trì, những đòi hỏi bảo hộ dai dẳng như kinh nghiệm củâ quá khứ. Nhất là trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì không thể duy trì được các hàng rào bảo hộ mậu dịch bằng thuế quan và phi thuế quan. Cần tổ chức nghiên cứu chi tiết về từng ngành nghề đã lựa chọn để xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể , tạo điều kiện cho các ngành đó nhanh chóng tự phát triển, không ỷ lại vào Nhà nước. Mỗi ngành nghề có một chương trình phát triển với một lịch trình cụ thể.

Có hai loại chính sách hỗ trợ nhằm tạo lập và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp này:

+ Trước mắt cần tạo ra một thị trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực sự khuyến khích, hỗ trợ cho các ngành nghề phát triển. Tạo môi trường thu hút các thành phần kinh tế và đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia đầu tư phát triển ngành.

+ Về dài hạn cần tập trung vào các biện pháp nhằm tạo ra các tiền đề cần thiết cho ngành phát triển. Từng ngành sản xuất có những đặc thù riêng, nhưng nhìn chung những biện pháp về tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết… đều là những biện pháp quan trọng hàng đầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w