Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá, cấp thẻ thẩm định viên

Một phần của tài liệu Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá đất tại Công ty Cổ phần Định giá AIC (Trang 81)

định viên

Nhu cầu thẩm định giá nhiều trong khi số lượng thẩm định viên trên cả nước hiện còn rất ít. Hiện nay, việc cấp chứng chỉ hành nghề do 2 Cơ quan chức năng là Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính thực hiện. Bộ Xây dựng cung cấp chứng chỉ định giá bất động sản và Bộ Tài chính cấp thẻ thẩm định viên. Tuy nhiên, thực trạng việc cấp chứng chỉ hành nghề của 2 bộ đang diễn ra hết sức ngược nhau. Bộ Xây dựng chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên và hoàn thành khóa học đào tạo ngắn hạn về định giá bất động sản; trong khi yêu cầu của Bộ tài chính là trình độ Đại học trở lên, có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp chuyên ngành thẩm định giá hoặc đã qua khóa đào tạo về thẩm định giá do Bộ Tài chính tổ chức và phải vượt qua kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức hàng năm.

Với thực tế đó, hiện nay số cán bộ thẩm định giá về BĐS khá nhiều, trong khi số thẩm định viên có khả năng hành nghề thẩm định cả BĐS và động sản là rất ít.

Trong thời gian tới, kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng thống nhất việc cấp thẻ hành nghề thẩm định giá, đồng thời tổ chức đào tạo chính quy và chuyên sâu hơn về thẩm định giá. Kiến nghị Bộ Tài chính mở thêm các kỳ thi lấy thẻ thẩm định viên về giá, để đáp ứng kịp nhu cầu thẩm định giá trong xã hội hiện nay.

Cũng cần chú ý tới công tác đào tạo chính quy về thẩm định giá tại các trường đại học, đây sẽ là đội ngũ thẩm định viên được đào tạo bài bản, đầy đủ, chuyên nghiệp trong tương lai.

KẾT LUẬN

Hoạt động thẩm định giá có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Đây là hoạt động khách quan tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hóa, đặc biệt đối với những nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.

Ở Việt Nam, khái niệm thẩm định giá mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây khi nhu cầu mua bán, sáp nhập, cổ phần hóa công ty, mua bán, thế chấp… bắt đầu có xu hướng phát triển mạnh. Vậy nên hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, đây là một nghề thật sự hấp dẫn và có rất nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Là một lĩnh vực trong hoạt động thẩm định giá, thẩm định giá đất thuê, trong những năm gần đây được coi là một lĩnh vực mới nổi, nhiều tiềm năng và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống, đặc biệt khi hiện nay đất đai nói chung và đất thuê nói riêng trở thành một vấn đề nổi cộm. Hoạt động thẩm định

giá đất thuê sẽ là chiếc cầu nối đưa phía Nhà nước và các doanh nghiệp đến gần với nhau hơn với những kết quả tính toán khách quan, trung thực, đảm bảo sự tin cậy.

Hiện nay, hoạt động thẩm định giá đất thuê được phát triển rất nhanh chóng với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia và đội ngũ cán bộ thẩm định giá ngày càng chuyên nghiệp hơn. Do đó nên sự ra đời của hoạt động thẩm định giá và dịch vụ thẩm định giá đất thuê của các Công ty thẩm định giá trong đó có Công ty AIC là một tất yếu mang tính khách quan, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Định giá AIC, tôi đã đưa ra một số đánh giá và đề xuất giải pháp với hoạt động thẩm định giá của công ty nói chung và hoạt động thẩm định giá đất thuê nói riêng, trong đó tập trung chủ yếu vào phương pháp thặng dư – phương pháp đang sử dụng nhiều nhất tại Công ty AIC. Tôi hy vọng những đề xuất giải pháp này sẽ phần nào giúp công ty khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện công tác thẩm định giá, đặc biệt là phương pháp thặng dư trong thẩm định giá đất thuê.

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đặng Thái Duy

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 về Việc ban hành 3 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, ngày 18/04/2005.

2. Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC về Việc ban hành 3 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đợt 2, ngày 01/11/2005.

3. Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC về Việc ban hành 6 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đợt 3, ngày 31/12/2008.

4. TS Nguyễn Minh Hoàng, Nguyên lý chung định giá tài sản & Giá trị Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội (2008).

5. Bộ Tài chính – Cục Quản lý giá, Phương pháp định giá đất và Bất động sản – Tài liệu bồi dưỡng dự án hỗ trợ kỹ thuật TA 4418-VIE - Tiểu chương trình Định giá đất (tháng 11 năm 2005)

6. Bộ Tài chính, Tài liệu hội thảo – Các phương pháp xác định giá đất tại Việt Nam (tháng 8 năm 2006).

7. Bộ Xây dựng - Viện Kinh tế Xây dựng, Tài liệu nghiệp vụ Định giá Xây dựng.

8. Bộ Tài chính - Cục Quản lý giá, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành Thẩm định giá - Quyển I, Quyển II, Nhà xuất bản Hà Nội (2007).

9. Đoàn Văn Trường, Tuyển tập các phương pháp thẩm định giá trị tài sản, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật (2009).

10. Công ty Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam, Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Định giá Bất động sản.

11. http://www.thamdinhgia.org. 12. http://www.ivsc.com.

Một phần của tài liệu Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá đất tại Công ty Cổ phần Định giá AIC (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w