Ng 4.6. Nhân lc trong công tác thu gom rác ảự

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom và biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Đu, Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 81)

STT Nhân lực Số lượng Tuổi trung bình Giới tính 1 Cán bộ quản lý 1 55 Nam 2 Kế toán 1 54 Nữ

3 Kiểm soát viên 1 40 Nữ

4 Công nhân thu gom rác

5 40 Nam

Qua bảng trên ta thấy, nguồn nhân lực của hợp tác xã môi trường gồm 8 người, trong đó có 1 cán bộ quản lý, 1 kế toán, 1 kiểm soát viên và 5 công nhân thu gom. Tuổi trung bình của công nhân thu gom rác là 40 tuổi, toàn bộ là nam cho nên rất thích hợp cho công việc này. Đội ngũ xã viên đều là những người có thu nhập thấp; công việc thu gom rác không chiếm nhiều thời gian, hầu hết chỉ làm vào buổi sáng, chính vì vậy đã giúp tăng thêm thu nhập cho họ với số tiền 2.000.000 đồng/tháng. Hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tự thu - chi. Công tác thu chi cho công tác BVMT của Thị trấn thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thu - chi cho công tác BVMT của hợp tác xã môi trường - thị trấn Đu Đơn vị Số lượng Số tiền (VNĐ / tháng) Cộng I. Thu 14.100.000

Cơ quan nhà nước 29 100.000 2.900.000

Chợ Đu 1 200.000 200.000 Hộ gia đình 550 20.000 11.000.000 II. Chi 12.150.000 Chi phí sản xuất 150.000 150.000 Lương cán bộ quản lý 1 2.000.000 2.000.000 Lương nhân viên 5 2.000.000 10.000.000

III. Lưu quỹ - - 1.950.000

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)

Qua bảng ta thấy, kinh phí cho hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn hoàn toàn là do dân và cơ quan nhà nước đóng góp, trong đó cơ quan Nhà nước đóng 100.000 đồng/tháng, Chợ đóng 200.000 đồng/tháng, hộ gia đình đóng 20.000 đồng/tháng không có ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho công tác này; sau chi thì số tiền còn lại là 1.950.000 đồng/tháng sử dụng vào các mục đích khác khi cần thiết.

Mặc dù đã hoạt động rất tích cực, xong do nguồn kinh phí hạn chế, nhận thức của người dân chưa cao cho nên công tác thu gom rác thải của hợp tác xã mới chỉ thực hiện được ở chợ Đu, 29 cơ quan nhà nước và 550 hộ gia đình/1.250 hộ.

Rác thải được thu gom, sau đó được vận chuyển bằng công nông tới bãi rác cách khu dân cư 1km. Bãi rác có diện tích là 2 ha, thể tích bể chứa rác là 2.500m3, đi vào hoạt động từ năm 2007, bể chứa được xây dựng đơn giản, xung quanh ốp bằng đá hộc, rác thải khi đổ đầy thì lại tiếp tục được nén xuống mà không có bất cứ một phương pháp xử lý nào.

Hiện nay do HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa được hỗ trợ nhiều từ nhà nước về kinh phí mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp chế phẩm EM để xử lý rác. HTX hoạt động với cơ cấu gồm có 5 công nhân, phương tiện là một chiếc xe cành cạch thô sơ để thu gom rác trên địa bàn nên không đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu như những năm trước đây HTX chỉ tiến hành thu gom 5 ngày/tuần thì hiện nay do nhu cầu của người dân cũng như lượng rác thải sinh hoạt sinh ra ngày càng nhiều HTX đã thu gom vào tất cả các ngày trong tuần vào buổi sáng.

Bảng 4.8. Lượng rác phát sinh và thu gom được tại các hộ gia đình thị trấn Đu Năm Lượng rác phát sinh (tấn/năm) Lượng rác thu gom (tấn/năm) Tỷ lệ 2009 504 324 64.28% 2010 540 360 66.66% 2011 900 720 80% T1-T4/2012 420 360 85.71%

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường, 2012)

Như vậy có thể thấy tỷ lệ % thu gom rác đã tăng lên theo từng năm tuy nhiên lượng rác phát sinh cũng tăng lên. Việc thu

gom rác tăng đều nếu năm 2010 thu gom được 360 tấn thì đến năm 2011 thu gom đạt 720 tấn. Từ đó cho thấy công tác thu gom ngày càng được quan tâm, phương tiện cũng được đầu tư nhiều hơn so với năm trước.

4.2.3.4. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt

- Rác thải được thu gom vào buổi sáng của tất cả các ngày trong tuần. Việc thu gom rác được các gia đình thu gom tại nhà sau đó được công nhân vệ sinh môi trường thu gom, đưa đến các điểm tập kết và xử lý tại bãi rác của thị trấn Đu. Bãi rác có diện tích là 2 ha, thể tích bể chứa rác là 2.500m3, đi vào hoạt động từ năm 2007, bể chứa được xây dựng đơn giản, xung quanh ốp bằng đá hộc, rác thải khi đổ đầy thì lại tiếp tục được nén xuống mà không có bất cứ một phương pháp xử lý nào, chỉ dùng chế phẩm EM để phun lên để hạn chế sự bốc mùi của rác chứ chưa xử lý được triệt để. Theo chủ HTX Hưng Phú cho biết thì trước kia chưa có bãi rác xây dựng thì rác được xử lý rất đơn giản đó là phơi khô và đốt sau đó tàn tro của rác được người dân lấy đi bón ruộng. Tuy nhiên việc xử lý bằng phương pháp này lại vô tình làm ô nhiễm không khí vì trong thành phần rác thải có những

chất khi đốt sẽ sinh ra CO2 như túi bóng, túi nilon... Ngoài ra rác thải cũng được chôn lấp nhưng chưa đạt tiêu chuẩn.Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý rác và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới môi trường.

4.2.4. Đề xuất một số biện pháp xử lý

- Phân loại chất thải từ nguồn: Cung cấp túi thu gom màu sắc khác nhau để phân loại từ nguồn, sử dụng xe thu gom có nhiều khoang chứa khác nhau. Hệ thống thùng chứa ít phức tạp và phù hợp với điều kiện hiện nay là hệ thống phân loại chia ra 2 nhóm: Nhóm thành phần chất hữu cơ để làm phân compost và nhóm chất thải còn lại phải xử lý.

- Toàn bộ chất thải được tái chế hoặc dùng lại tiếp tục được phân loại từ nguồn cũng có thể phân loại tập trung tại nơi xử lý. Công nghệ phân loại tập trung thường kết hợp nhiều biện pháp như: phân loại bằng tay kết hợp với băng tải, phân loại tự động theo nhiều nguyên lý khác nhau.

- Áp dụng các công nghệ thu hồi dùng lại và tái chế tập trung các loại phế thải thông dụng như: giấy, chai lọ, đồ hộp, nhựa, nilon, kim loại.

- Tiến hành một số phương pháp xử lý đơn giản như phun hoá chất diệt ruồi, muỗi, rắc vôi bột, tiến hành phun chế phẩm EM để hạn chế mùi hôi.

4.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

4.3.1. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu bằng kỹ thuật

Đó là việc việc sử dụng các công nghệ trong công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải. Hiện nay thì thị trấn Đu mới chỉ áp dụng công nghệ chôn lấp và đốt. HTX Hưng Phú làm công tác thu gom rác và vận chuyển đến nơi xử lý, tại đây HTX đã tiến hành một số phương pháp xử lý đơn giản như phun hoá chất diệt ruồi, muỗi, rắc vôi bột, tiến hành phun chế phẩm EM để hạn chế mùi hôi.

+ Chôn lấp: Khi HTX đưa rác đến bãi xử lý thì chỉ phun hoá chất sau đó đổ xuống hố rác để lộ thiên không qua phân loại, với phương pháp xử lý như vậy là không đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Với hình thức đốt: HTX Hưng Phú tiến hành đốt rác ngay ngoài trời không có lò đốt rác không có hệ thống thu gom khí thải nên khi đốt sẽ sinh ra một số khí độc hại ảnh hưởng tới môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính vì vậy đầu tư các công nghệ xử lý cho các địa phương là rất cần thiết và quan trọng qua đó quản lý tốt rác thải sinh hoạt và xử lý tốt hơn.

4.3.2. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu bằng biện pháp quản lý hành chính

- Công tác quản lý môi trường của thị trấn Đu chịu sự giám sát của UBND huyện. Bộ phận chuyên trách là phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý và thực thi các hoạt động liên quan đến môi trường.

- UBND huyện chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban ngành có liên quan xây dựng chương trình cụ thể thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

- UBND thị trấn chỉ đạo cán bộ môi trường thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường. UBND thị trấn có trách nhiệm báo cáo với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện các diễn biến, kết quả công tác bảo vệ môi trường tại thị trấn. Hiện nay UBND thị trấn đã giao cho HTX dịch vụ vệ sinh môi trường Hưng Phú đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác

thải sinh hoạt tại địa phương. Đồng thời cứ mỗi tháng, mỗi năm HTX có trách nhiệm báo cáo với UBND thị trấn.

- Có thể nói trong những năm qua công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên trong công tác quản lý hành chính về môi trường còn thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cho công tác bảo vệ môi trường cả thị trấn mới chỉ có 2 cán bộ về địa chính kiêm nhiệm về môi trường chứ chưa có cán bộ môi trường riêng. Bên cạnh đó còn nhiều bất cập như các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể chưa được phân cấp rõ ràng gây khó khăn trong việc quản lý môi trường.

4.3.3. Một số nhận xét về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

4.3.3.1. Nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

Vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ là nhiệm vụ của riêng các cấp, các ngành nào mà nó là vấn đề của toàn xã hội. Để có thể thực hiện công tác quản lý và BVMT được tốt nhất cần có sự thống nhất trong quản

lý từ trung ương đến địa phương, sự kết hợp của các cấp ngành và toàn thể người dân. Trong đó, vấn đề nâng cao nhận thức người dân về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn đóng góp một phần không nhỏ tới hiệu quả của công tác này. Qua quá trình điều tra thực địa, tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân trên địa bàn khu vực nội thị về công tác quản lý rác thải sinh hoạt đạt được kết quả như sau:

Bảng 4.9. Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn

sinh hoạt

Mức độ

Tiêu chí

Thu gom Phân loại Xử lý

Tự thu gom

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom và biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Đu, Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 81)