TP .H Chí Minh, ồ Đồng Nai

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom và biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Đu, Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 33 - 52)

hoá, hô hấp.

Bảng 2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai STT Thành phần rác thải Hà Nội (%) Hải Dương (%) Tp.Hồ Chí Minh (%) Đồng Nai (%) 1 Chất hữu cơ 49,5 46,6 60,1 71,4 2 Chất trơ 19 27,7 17,1 5,7 3 Giấy 1,9 5,8 5,4 6,2 4 Nhựa 14,9 3,4 3,1 8,6 5 Kim loại 6,38 4,9 1,24 1,2 6 Thuỷ tinh 6,9 1,2 4,1 6,2 7 Cao su, da 0,6 5,8 3,2 3,2 8 Các chất độc hại 0,5 1,4 1,3 0,1 9 Các loại khác 0,4 3,2 4,4 2,3

(Nguồn: Báo cáo của các nhà tài trợ hàng năm và viện phát triển bền vững, 2007).

Bảng số liệu trên cho thấy, trong rác thải sinh hoạt thì rác thải hữu cơ dễ phân huỷ chiếm một tỷ lệ lớn. Nếu lượng rác thải hữu cơ này được tận dụng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực phục vụ cuộc sống con người. Để khắc phục tình trạng thu gom chất thải rắn như hiện nay, tiến tới mục tiêu thu gom và xử lý

triệt để lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày, giữ gìn môi trường đô thị và khu công nghiệp, góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; ngày 3/4/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại những khu đô thị và công nghiệp. Tại chỉ thị này, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, Ngành và các địa phương quán triệt sâu sắc, việc thải bỏ chất thải bừa bãi và không hợp vệ sinh ở các đô thị và các khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống cộng đồng và còn ảnh hưởng lâu dài tới những thế hệ mai sau. Mỗi ngành, mỗi địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm của mình, đề ra các chương trình và các biện pháp thiết thực, chỉ đạo sát sao công tác quản lý chất thải rắn, giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch. Ngày 16/7/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 155/1999QĐ- TTg về quy chế quản lý chất thải nguy hại. Quy chế quản lý chất thải nguy hại được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên

quan tới các việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Để đạt được một hiệu quả tối ưu trong công tác Bảo vệ Môi trường cần có sự thống nhất từ các cấp, các địa phương. Đồng nhất trong công tác quản lý, các văn bản pháp quy cũng như đầu tư kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn phải đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thiết yếu cho công tác BVMT.

2.2.2.2. Tình hình xử lý rác ở Việt Nam

+ Chôn lấp: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lý, đây là phương pháp phổ biến nhất. Theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh, trong đó có 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện - thị trấn. Được sự giúp đỡ của nước ngoài, đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

+ Chế biến phân vi sinh: Phương pháp làm phân Compost có ưu điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp

phân bón phục vụ nông nghiệp, xây dựng các công trình mới. Thành phần của rác thải xây dựng chủ yếu là: đất, gạch, sắt, thép, bê tông… Khối lượng chất thải xây dựng ngày một tăng do nhu cầu cải tạo, xây dựng các công trình ngày một nhiều. Một số nhà máy chế biến như Cầu Diễn (Hà Nội) có công suất 50.000 tấn/năm, nhà máy xử lý rác thải Nam Định 250 tấn/ngày, công nghệ Dano- Đan Mạch tại Hóc Môn- TP. HCM công suất 240 tấn/ngày...

Bảng 2.4. Tình hình áp dụng các công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam so với các nước

STT Quốc gia Tỷ lệ áp dụng các công nghệ (%) Chôn lấp HVS Ủ sinh học Đốt Khác 1 Nhật Bản 18 44 38 - 2 Đan Mạch 21 70 9 - 3 Thụy Điển 30 54 9 - 4 Pháp 32 18 50 - 5 Singapore - - 100 - 6 Thái Lan 84 14 2 - 7 Hàn Quốc 70 30 - - 8 Việt Nam 20 10 1 69

+ Thiêu đốt: Được áp dụng để xử lý rác thải bệnh viện. Các bệnh viện Lao, Viện 108 mới xây dựng lò đốt chất thải. Tại Hà Nội có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 3,2 tấn/ngày đặt tại Tây Mỗ. Tại TP. Hồ Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp đốt chất thải còn được dùng để xử lý chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giày da tại Hải Phòng, lò đốt cao su 2,5 tấn/ngày tại Đồng Nai. Việc đốt chất thải công nghiệp này đều không đạt tiêu chuẩn môi trường.

+ Các công nghệ khác: - Bộ quốc phòng và công ty TNHH Xuân Kiên nghiên cứu chế tạo lò đốt CTR y tế với công suất nhỏ.

- Công ty cổ phần PTCN môi trường xanh nghiên cứu thử nghiệm mô hình xử lý CTR theo công nghệ Seraphin tại nhà máy xử lý CTR Đông Vinh (TP. Nghệ An) và nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại Sơn Tây.

2.2.3. Tình hình quản lý rác thải tại Thái Nguyên

- Thị xã Sông Công: Thành lập ban quản lý đô thị với gần 30 công nhân, 10 xe thu gom rác. Mỗi ngày thu được 21 tấn rác.

- Huyện Đồng Hỷ: Thành lập hợp tác xã môi trường của Chùa Hang. Theo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì rác sau khi thu gom sẽ mang đi đổ ở bãi rác Đá Mài.

- Huyện Võ Nhai: Thành lập hợp tác xã vệ sinh môi trường thị trấn Đình Cả từ năm 2003 với 4 xe đẩy rác và bãi chôn lấp riêng.

- Huyện Phú Bình: Đã có đội thu gom rác, quy hoạch khu vực xử lý rác tập trung và đang tiến hành xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

- Huyện Đại Từ: Đã có đội ngũ thu gom rác, đã có bãi rác xử lý rác thải. Tuy nhiên bãi xử lý rác này chưa có quy hoạch tổng thể, chỉ phơi khô rồi đốt.

- Tại TP.Thái Nguyên: Những năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố chỉ có một đơn vị là công ty quản lý đô thị làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác của thành phố. Trong các năm từ 1999 đến năm 2001 với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngày công ty quản lý đô thị quét rác duy trì trên diện tích khoảng 269.000m2

(chiếm 41% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinh hoạt đáp ứng được 40% nhu cầu người dân.

Để khắc phục tình trạng trên, năm 2001 chính quyền thành phố đã tổ chức thăm quan học tập các đô thị bạn và chính thức đưa vào áp dụng mô hình xã hội hoá thu gom rác thải sinh hoạt bằng việc mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh môi trường. Kinh phí để trả cho công tác thu gom rác sử dụng từ nguồn phí vệ sinh môi trường thu của các hộ dân.

Bước đầu khi thành lập thành phố đã đầu tư những trang thiết bị như dụng cụ lao động, xe đẩy chứa rác và các trang thiết bị khác để các đội vệ sinh này hoạt động. Kinh phí thu từ các hộ gia đình theo mức phí vệ sinh do UBND tỉnh quy định và do đội vệ sinh môi trường phường, xã thu. Trước đây khoản thu phí này do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, thường chỉ thu được 50%. Nhiều người dân hoàn toàn chưa có thói quen đóng phí VSMT. Từ khi giao cho đội vệ sinh môi trường phường, xã thì kinh phí này được thu khá triệt để đạt trên 90%, việc làm này đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, giảm từ 7-9 tỷ/năm.

Cho đến nay đã có 22/28 đội vệ sinh phường, xã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Cách thức quản lý đội vệ sinh môi trường như sau: mỗi đội chia thành 2- 4 tổ, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 5-7 công nhân. Hiện nay phần lớn các phường, xã giao trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường cho tổ trưởng dân phố, đồng thời trong các cuộc bình bầu phố văn hoá đã đưa tiêu chí việc tham gia đóng đầy đủ phí môi trường là một tiêu chí bắt buộc. Việc hình thành các đội vệ sinh đã tạo việc làm và thu nhập cho gần 400 lao động, phần lớn là người dân thuộc các hộ nghèo không có việc làm ổn định qua đó làm ổn định xã hội.

Cho đến nay thành phố Thái Nguyên đã có 20 nhà để xe rác được xây dựng và đi vào hoạt động đảm bảo tính hữu ích và vệ sinh môi trường.

Cùng với sự theo dõi, giám sát và chỉ đạo của thành phố kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nên hiện nay tình hình vệ sinh môi trường dần đi vào ổn định. Công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị và các đội vệ sinh phường, xã đã duy trì thực hiện các quy định về giờ

thu gom rác, địa điểm tập kết rác nhằm đảm bảo việc phối hợp nhịp nhàng, khoa học. Toàn bộ lượng rác thải được thu gom sẽ được vận chuyển xử lý chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên.

- Để có được kết quả đó không thể không kể đến sự quan tâm đầu tư của thành phố trong công tác thu gom và xử lý rác thải. Hàng năm tỉnh và thành phố đã chi ngân sách cho công tác môi trường lên tới 18 tỷ đồng (2009) ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Các phương pháp xử lý rác thải tại Thái Nguyên hiện nay

* Với tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh cùng với đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, đặc biệt là rác thải trong đó có rác thải sinh hoạt. Mỗi ngày, các tỉnh thành trong cả nước phải xử lý một khối lượng rác rất lớn và nếu không có công nghệ xử lý rác thải hiệu quả thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta.

Trước thực tại đó, công ty TNHH Thuỷ lực- Máy đã nghiên cứu thành công và cho ra đời công nghệ MBT-CD.08 trong xử lý rác thải. Công nghệ này tỏ ra khá hiệu quả khi khắc phục được nhiều nhược điểm mà các công nghệ xử lý rác khác chưa làm được. Không chỉ giúp xử lý tối đa 100% chất thải rắn, không chôn lấp, không phát sinh ô nhiễm môi trường trong quá trình xử lý góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường. Khác với những nhà máy xử lý rác trước đó có đầu ra là phân vi sinh những sản phẩm của công nghệ này có thị trường tiêu thụ rộng lớn như viên đốt dùng cho đốt công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc đốt phát điện, gạch xây dựng...

* Tại Thái Nguyên nhà máy xử lý rác thải Sông Công là nhà máy đầu tiên được xây dựng và áp dụng công nghệ này đã giúp giải quyết triệt để vấn đề rác thải tại thị xã Sông Công nói riêng và của tỉnh nói chung, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hiện nay công nghệ xử lý rác MBT-CD.08 đang tiếp tục được nghiên cứu, phát triển với việc chế tạo các mô đun phát điện, lò đốt rác công nghiệp, tái chế túi nilon và cao su thành

dầu FO... góp phần xử lý rác thải công nghiệp, rác thải y tế... qua đó góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Thị trấn Đu - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ 8/1 đến 30/4/2012.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Đu,huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

+ Điều kiện tự nhiên thị trấn Đu - huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

+ Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trấn Đu,huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.3.2. Thực trạng công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

+ Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

+ Lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

+ Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

+ Đề xuất biện pháp xử lý rác tại thị trấn Đu

3.3.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

+ Quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu bằng chính sách - pháp luật

+ Quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu bằng kỹ thuật + Quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu bằng biện pháp quản lý hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Một số nhận xét về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu

- Ý kiến của cộng đồng dân cư

- Một số nhận xét về công tác quản lý: + Thuận lợi

+ Khó khăn

3.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra phỏng vấn

+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra:

- Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn 30 hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Đu Theo phương pháp ngẫu nhiên. Phỏng vấn chính thức hoặc phỏng vấn không chính thức.

- Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, cá nhân. - Hình thức phỏng vấn:

+ Phát phiếu điều tra: Điều tra 30 hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Đu và cán bộ phụ trách môi trường - địa chính, tổ trưởng dân phố...

+ Phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp người dân trên địa bàn nghiên cứu đồng thời phỏng vấn những công nhân tham gia thu gom rác ở thị trấn.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thông tin, số liệu thứ cấp:

Thu thập các số liệu liên quan đến đề tài tại UBND thị trấn Đu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện...

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Trực tiếp thu gom, phân loại thành phần rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu gồm hai phương pháp:

+ Thu gom, phân loại rác thải trực tiếp tại hộ gia đình: Tiến hành trong thời gian 1 tháng, vào hai ngày cố định trong một tuần. Lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 30 hộ gia đình theo tiêu chí lựa chọn là có sự cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu, khá, nghèo trên địa bàn thị trấn. Hàng tuần, vào trước những ngày đã định mỗi gia đình được phát ba túi đựng rác: vô cơ, hữu cơ, rác thải nguy hại. Thu gom vào 18h00 tối những ngày đã định, sau đó

phân rác thành nhiều loại, đem cân để xác định tỷ lệ % khối lượng.

+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư: Tiến hành

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thu gom và biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Đu, Phú Lương, Thái Nguyên (Trang 33 - 52)