Trong nghiên cứu này, 8 loại G-FRAC đã đƣợc thiết kế tƣơng ứng với bốn hàm lƣợng sợi (0%; 0,1%; 0,3%; 0,5%) và hai loại bitum PMBIII và bitum 40-50.
Sau khi phân tích khả năng chống lún vệt bánh xe thông qua thí nghiệm lún vệt bánh xe của G-FRAC, ở điều kiện nhiệt độ 60oC, 60.000 lƣợt tác dụng tải, một số kết luận đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
- Trƣờng hợp không sử dụng sợi, nhóm G-FRAC 40-50 có chiều sâu lún (RD) là 7,94mm, lớn gấp ba lần so với RD của G-FRAC PMB III, con số này chỉ là 2,54mm;
- Khi có gia cƣờng sợi thủy tinh, chiều sâu lún RDcủa nhóm G-FRAC 40-50 giảm 18,4%; 39,4%; 25,3% tƣơng ứng với các hàm lƣợng sợi gia cƣờng 0,1%; 0,3%; 0,5%;
- Chiều sâu vệt lún bánh xe RD của nhóm G-FRAC PMBIII giảm 10,6%; 25,2%; 20% tƣơng ứng với các hàm lƣợng sợi gia cƣờng 0,1%; 0,3%; 0,5%;
- Tỷ lệ 0,3% sợi là hợp lý nhất để cải thiện khả năng chống lún vệt bánh xe trong các trƣờng hợp thử nghiệm;
- Với G-FRAC 40-50, hiệu quả tăng cƣờng của sợi thủy tinh rõ rệt hơn so với G-FRAC PMBIII.
CHƢƠNG 4. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG MỎI CỦA BÊ TÔNG ASPHALT CHẶT RẢI NÓNG GIA CƢỜNG SỢI THỦY TINH (G- FRAC )
Để đánh giá khả năng cải thiện đặc tính chịu mỏi của bê tông asphalt gia cƣờng sợi thủy tinh, nghiên cứu sinh tiến hành thí nghiệm tám loại bê tông asphalt gia cƣờng sợi thủy tinh đã thiết kế ở phần 3.1 bằng thiết bị uốn mỏi bốn điểm.
Những thí nghiệm uốn mỏi bốn điểm đƣợc tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Vật liệu xây dựng, Trƣờng Đại học Giao thông Vận tải. Thông qua thí nghiệm này, hầu hết các nghiên cứu nhắm đến xác định tuổi thọ mỏi của vật liệu xác định theo phƣơng pháp truyền thống (số lần tải trọng tác dụng ứng với 50% độ giảm của độ cứng . Đó là mục đích chính của thí nghiệm. Tuy nhiên, dữ liệu của thí nghiệm mỏi xuất ra cho phép phân tích và đánh giá nhiều đặc tính khác của vật liệu bê tông asphalt. Từ đó, không chỉ đặc tính mỏi mà còn các tính chất cơ học khác của vật liệu có thể đánh giá thông qua thí nghiệm này.