QUẢN TRỊ NHÂN SỰ, TINH THẦN NHÂN VIÊN VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thương hiệu Kềm Nghĩa (Trang 30 - 31)

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

11. QUẢN TRỊ NHÂN SỰ, TINH THẦN NHÂN VIÊN VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Quản trị nhân sự: lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến việc đào tạo nhân viên. Và luôn đứng trên tinh thần của nhân viên mà xem xét, đánh giá, lo lắng; không ngừng học hỏi cái hay để phát triển doanh nghiệp mình. Hiện nay, Kềm Nghĩa đã có được một đội ngũ nhân viên lành nghề và gắn bó với công ty.

Tinh thần nhân viên: nhân viên được quan tâm có tinh thần làm việc tốt. Đó là những người nhiều năm gắn bó với nhau, gắn bó với thương hiệu, một lòng muốn phát triển thương hiệu. Kềm Nghĩa hôm nay đã có quyền tự hào về sức mạnh nhân sự với gần 2 nghìn cán bộ công nhân viên luôn làm việc hết mình để thương hiệu “Kềm Nghĩa” đã có 8 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Phát biểu tại Hội thao, bà Nguyễn Thị Đông – Phó TGĐ Cty đã nói: “Ban giám đốc ghi nhận, Hội thao chính là món ăn tinh thần của Anh Chị Em sau những giờ làm việc căng thẳng. Quan mỗi trận đấu sự đoàn kết – gắn bó giữ các phòng ban gần như đã xích lại gần nhau hơn. Đại diện BGĐ tôi sẽ quyết tâm để Hội thao Kềm Nghĩa được tổ chức hằng năm như một phong trào giải đấu truyền thống của công ty”).

Văn hóa trong doanh nghiệp: văn hoá doanh nghiệp chính là điểm mạnh của doanh nghiệp nói chung và của Kềm Nghĩa nói riêng. Có thể nói thành công của Kềm Nghĩa hôm nay chính là nhờ tinh thần đoàn kết, gắn bó của lãnh đạo và nhân viên, nó giúp cho Kềm Nghĩa có thể vượt qua được những khó khăn từ khi thành lập và trở thành công ty dẫn đầu trong mặt hàng dụng cụ làm móng ở thị trường Việt Nam hiện nay.

Nữ nhân viên Nam nhân viên Quản lý/cấp giám đốc 12. TRUYỀN MIỆNG

Nếu như nói chất lượng sản phẩm - yếu tố giúp cho Kềm Nghĩa chiếm được niềm tin của khách hàng thì truyền miệng chính là yếu tố giúp họ mở rộng niềm tin đó sang lượng khách hàng đông đảo hơn, nó tăng theo cấp số nhân và nhanh chóng được nhiều người biết đến, và được tin tưởng hơn so với quảng cáo vì đã được người tiêu dùng chứng thực. Chính nhờ truyền miệng mà doanh nghiệp “Nghĩa Sài Gòn” nhỏ bé lại biến thành một công ty cổ phần Kềm Nghĩa - có tên tuổi trong thị trường dụng cụ làm móng. Để có dược sức mạnh của truyền miệng thì nhà sản xuất phải tạo ra trong lòng người tiêu dùng một ấn tượng tốt nào đó, và ấn tượng mà Kềm Nghĩa đã tạo ra trong lòng người tiêu dùng đó chính là những sản phẩm chất lượng. Thông qua truyền miệng mà sản phẩm Kềm Nghĩa đến với tay người tiêu dùng ở nước ngoài và phát triển mạnh mẽ ở đó. Cần áp dụng và khai thác triệt để phương pháp này.

IV. NHẬN XÉT

Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt nhất là khi hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam. Thương hiệu không chỉ thuần túy c tên mà còn là một trong những nhân tố góp phần quan trọng vào việc duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp. Nhận định được vấn đề này, Kiềm Nghĩa đã triển khai những kế hoạch cụ thể trong hiện tại cũng như tương lai, doanh nghiệp đã chọn cho mình hướng đi và cách xây dựng thương hiệu giúp đi vào trong lòng người tiêu dùng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao doanh số tiêu thụ. Xúc tiến quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, tham gia hội chợ người tiêu dùng và các hoạt động công tác xã hội,... Những hành động trên cho thấy doanh nghiệp đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường và thắt chặt sự trung thành của khách hàng cũng như truyền tải được những lợi ích mà doanh nghiệp mong muốn đến người tiêu dùng .

Một phần của tài liệu Thương hiệu Kềm Nghĩa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w