Tổ chức thực hiện và đánh giá thực hiện kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu VAI TRÒ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 31 - 33)

Công tác kế hoạch nghiệp vụ kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại là toàn bộ các hoạt động diễn ra hàng ngày về lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh

doanh nhằm đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của thị trường với chi phí kinh doanh thấp nhất và đảm bảo kinh doanh có lãi.

Công tác bao gồm:

5.1. Nghiên cứu và nắm nhu cầu cụ thể của thị trường về các loại hàng hoá dịch vụ hoá dịch vụ

Đối với tiêu dùng sản xuất cũng như tiêu dùng cá nhân, nhu cầu hàng hoá bao giờ cũng cụ thể, nghĩa là nhu cầu về chủng loại, quy cách phẩm chất hàng hoá cụ thể.

Việc nắm nhu cầu cụ thể của thị trường để từng bước đáp ứng những nhu cầu đó là khâu công tác quan trọng trọng hoạt động kinh doanh thương mại. Để đảm bảo kinh doanh có lãi đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải xác định cho được thị trường cần loại hàng hoá gì? Số lượng bao nhiêu? Với giá bán ở mức nào?…Việc xác định nhu cầu này thường bằng phương pháp khác nhau như: phương pháp đơn hàng, phương pháp trưng cầu ý kiến khách hàng và phương pháp thống kê kinh nghiệm…

5.2. Xác định các nguồn hàng kinh doanh

Trên cơ sở nắm chắc nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp thương mại phải xác định các nguồn hàng để thoả mãn những nhu cầu đó. Đối với các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, cần tính đến nguồn hàng chủ yếu:

Nguồn hàng tồn kho đầu kỳ ở các doanh nghiệp thương mại, xác định theo phương pháp ước tính.

Nguồn hàng thu gom không tập trung - nguồn hàng này được xác định trên cơ sở những số liệu cụ thể về hàng hoá thu gom, về danh mục mặt hàng, giá cả…

Nguồn hàng thu gom tập trung - nguồn hàng này được hình thành đối với các doanh nghiệp thực hiện đơn hàng Nhà nước. Nguồn tập trung thường được xác định theo phương pháp cân đối.

Nguồn hàng gia công - lượng hàng thu gom từ nguồn này phụ thuộtc vào giá trị sản phẩm làm gia từ các nguyên vật liệu của doanh nghiệp thương mại.

5.3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh mặt hàng

Trong doanh nghiệp thương mại công việc này do cán bộ phòng kinh doanh đảm nhiệm. Kế hoạch được lập dựa trên lượng cung, cầu hàng hoá, tiềm lực, mục tiêu của doanh nghiệp...

5.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch lập ra có tiến độ và cân đối, nhưng nó mới chỉ là khả năng. Vấn đề là biến nó thành hiện thực. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng và được tổ chức thực hiện như sau:

- Ký kết hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá - Phổ biến thành nhiệm vụ đến cán bộ thực hiện

- Đôn đốc kiểm tra giải quyết những mất cân đối, khó khăn phát sinh khi thực hiện

- Phải theo dõi sát sao kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch: sơ kết tình hình thực hiện, kịp thời phổ biến kinh nghiệm, sửa chữa những khuyết điểm

- Điều chỉnh kế hoạch: các chỉ tiêu đề ra không có tính khả thi thì cần phải điều chỉnh kịp thời đồng thời bổ sung vào kế hoạch những khả năng kinh doanh mới có.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 31 - 33)