Lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu VAI TRÒ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 31)

4.1. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh

Để lập kế hoạch kinh doanh đúng đắn, khoa học và thực tế doanh nghiệp cần phải dựa vào những tiêu thức nhất định có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là việc xác định các căn cứ và dựa vào đó để tiến hành lập kế hoạch cho phù hợp. Doanh nghiệp cần dựa vào các căn cứ sau:

* Căn cứ vào các dự báo khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kỳ kế hoạch: về thị trường và khách hàng có nhu cầu và khả năng về mặt hàng kinh doanh.

* Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, của thị trường mục tiêu

* Căn cứ vào kết quả điều tra nắm bắt nhu cầu khách hàng, phát triển thị trường, và khả năng biến động của nguồn hàng.

* Căn cứ vào phân tích khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp cạnh tranh và mặt hàng thay thế.

* Căn cứ vào các đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá đã được kí kết với khách hàng. Đây là văn bản có tính pháp quy cần phải tuân thủ một cánh nghiêm ngặt để đảm bảo thực hiện mục tiêu nhiệm vụ và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và bạn hàng.

* Đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạch bán ra của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh sản phẩm, giá cả...với các đối thủ gần gũi để dành thế chủ động kinh doanh.

* Các căn cứ khác cũng được tính tới khi xây dựng kế hoạnh kinh doanh: dự kiến về tăng chi phí lưu thông, sự thay đổi về tính chất các kênh phân phối, khả năng thu hút thêm các khách hàng mới, khả năng mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, những chích sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước với các loại sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến nhập, xuất…

4.2 Trình tự lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh do phòng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại lập dưới sự chỉ đạo của giám đốc phụ trách kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh được lập theo ba bước:

Bước 1:

Trước khi kết thúc kỳ báo cáo chuẩn bị lập kế hoạch cho kỳ sau. Trong bước này cần chuẩn bị tài liệu cần thiết cho lập kế hoạch:

- Tổ chức thu thập, nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn các tài liệu đáng tin cậy - Phân tích tài liệu, dự báo và lựa chọn các hướng dự báo có căn cứ khoa học nhất

- Phân tích môi trường kinh doanh và khả năng phát triển của đối thủ cạnh tranh kỳ kế hoạch cũng như xu hướng nhu cầu mặt hàng và mặt hàng thay thế

Bước 2: Cán bộ kế hoạch lập kế hoạch

- Trực tiếp tính toán các chỉ tiêu

- Cân đối các mặt hàng từ chi tiết đến tổng hợp

- Phát hiện và dự kiến các biện pháp khắc phục sự mất cân đối Bước 3: Trình duyệt, quyết định kế hoạch chính thức

Kế hoạch kinh doanh lập ra phải được trình và bảo vệ trước ban lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc hội đồng quản trị. Sau khi đã bổ sung thống nhất kế hoạch trở thành thống nhất của doanh nghiệp. Kế hoạch chính thức được bắt đầu từ khi ban lãnh đạo doanh nghiệp nhất trí và giao bằng văn bản cho các bộ phận các phòng ban thực hiện.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 31)