- Một trong những sản phẩm GM có khả năng giúp con người khắc phục nạn đói thiếu lương thực là loại lúa GM tên là SNORKEL1 và SNORKEL2 Đây là những giống lúa mới do các nhà
4. Cà chua chuyển gene.
- Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu John Inne Centre ở Anh đã tạo ra một loại cà chua chuyển gene rất đặc biệt.
+ Để tạo ra giống cà chua này các nhà khoa học đã sử dụng các gene có trong loài hoa của cây kim ngũ thảo (Snapdragon) cài xen vào hệ gen của cây cà chua.
+ Ưu điểm: có hàm lượng
anthocyanins rất cao, đây là chất chống ôxi hóa có tác dụng giảm được rất nhiều bệnh cho con người, trong đó có bệnh ung thư, có sức đề kháng tốt, chịu được sâu bệnh và cho năng suất cao hơn hẳn so với cà chua truyền thống. - Một nghiên cứu khác:
+ Các nhà khoa học tại UCLA đã tạo ra cà chua sản sinh peptide bắt chước
hoạt động của cholesterol tốt khi được ăn vào. Hoạt tính của peptide trong loại cà chua được phát hiện thấy trong ruột non nhưng không có trong máu, cho thấy rằng việc hướng mục tiêu tới ruột non có thể là một chiến lược mới để giúp phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch do chế độ ăn uống gây ra, căn bệnh do mảng bám trong động mạch gây nên này có thể dẫn tới đau tim và đột quỵ.
+ Đặc biệt trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra giống cà chua sản sinh
6F - một loại peptide nhỏ bắt chước hoạt tính của apoA-1 – protein chính trong HDL hay cholesterol tốt. sau khi thử nghiệm trên chuột, kết qủa thấy rằng những con chuột được cho ăn cà chua tăng cường peptide, chiếm 2,2% chế độ ăn giàu chất béo theo kiểu phương Tây đã giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm, hoạt tính của paraoxonase mạnh hơn và một enzyme chống oxy hóa liên kết với cholesterol tốt; hàm lượng cholesterol tốt ở mức cao hơn; giảm axit lysophosphatidic – một chất hoạt hóa khối u làm gia tăng mảng bám trong động mạch ở các mô hình động vật; và ít mảng bám xơ vữa động mạch hơn.
+ Mặt khác, một vài giờ sau khi những con chuột này ăn xong, peptide này vẫn còn nguyên vẹn đã được phát hiện thấy trong ruột non nhưng không có peptide nguyên vẹn nào được phát hiện trong máu. Theo các nhà khoa học, điều này cho thấy rằng peptide đã hoạt động trong ruột non và sau đó đã bị suy biến thành axit amin tự nhiên trước khi được hấp thu vào trong máu, như là trường hợp với các peptide khác và các protein trong cà chua.
+ Dường như cơ chế hoạt động của cà chua được tăng cường peptide có liên quan đến việc thay thế chuyển hóa lipid trong ruột – hoạt động có tác động tích cực tới cholesterol.