Thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của các công ty

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng VietcomBank (Trang 37)

5. Tên và kết cấu của đề tài

2.1Thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của các công ty

“ Thể lệ tín dụng thuê mua” ra đời vào tháng 5/1995. Ba năm sau đó, hàng loạt các công ty cho thuê tài chính được thành lập. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong số 12 công ty CTTC đang hoạt động hiện có 4 công ty 100% vốn nước ngoài (ANZ - VTrac; Quốc tế Việt Nam, Kexim, Chailease), 1 công ty trực thuộc Tập đoàn Vinashin. Và 8 công ty cho thuê tài chính khác Agribank có ALC1 và ALC2; NH Đầu tư và Phát triển có BLC và BLC1; Vietcombank và Vietinbank mỗi NH cũng có 1 thành viên, 2 công ty còn lại thuộc sở hữu của NH Á Châu - ACB và Sài gòn Thương tín - Sacombank . Trong số các công ty này, vốn điều lệ của Công ty CTTC trực thuộc Vietinbank cao nhất với 800 tỉ đồng , thấp nhất của ANZ-Vtract là 103 tỉ đồng. Các công ty còn lại giao động từ 200 - 300 tỉ đồng và Vietcombank là 500 tỉ đồng (từ 28/12/2011).

Hiện nay có 9 công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam chỉ có tổng vốn điều lệ khoảng 3.000 tỉ đồng. Trong khi đó số vốn mà công ty phải huy động lớn gấp nhiều lần so với số vốn điều lệ hay vốn tự có, mà trên thực tế, chưa có

công ty CTTC nào phát hành cổ phiếu hay trái phiếu bởi các doanh nghiệp này đều kém về uy tín, sức cạnh tranh và khả năng quản trị.

Sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam, hoạt động của các công ty cho thuê tài chính ngày càng trở nên èo uột, thị phần liên tục sụt giảm.

Số liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của các công ty CTTC trong Hiệp hội CTTC Việt Nam

Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Vốn điều lệ Vốn tự Tổng số vốn cty huy động Dư nợ CTTC Tỷ lệ nợ xấu (%) Lãi trước thuế CTCTTC Nông nghiệp I 200.000 76.875 970.624 1.545.260 71,78 102.432 CTCTTC Nông Nghiệp II 350.000 -6.493.52 6.767.278 7.834.156 93,38 -1.463.98 Cty CTTC Đầu tư 447.813 457.160 2.695.566 3.001.164 7,26 12.463 Cty CTTC Công thương 800.000 811.862 1.041.231 1.636.164 2,27 100.732 Cty CTTC Ngoại Thương 500.000 508.612. 824.283.8 1.262.699 6,74 47.770,94 Cty CTTC SG thương tín 300.000 318.91 798.213 965.640 0,98 75.024 Cty CTTC Á Châu 200.000 205.011 _ _ 82,6 _ Cty CTTC Vinashin 300.000 315.085 877.300 322.916 74,29 _

(Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam ngày 30/01/2012)

Từ số liệu của bảng trên ta có thể thấy, trong năm 2011 CTCTTC Nông Nghiệp II có số vốn huy động cao nhất lên đến 6.767.278 triệu đồng chiếm đến 40% tổng số vốn huy động của các CTCTTC, trong khi đó công ty CTTC SG Thương Tín là công ty có số vốn huy động được thấp nhất chỉ đạt 798.213 triệu đồng.

Thứ nhất: Do các công ty cho thuê tài chính không tìm được thị trường riêng của mình. Thay vào đó, các công ty này phải cạnh tranh với đối thủ rất lớn (là các ngân hàng thương mại). Ngày 28/12/2011, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Công ty TNHH một thành viên Cho thuê tài chính VietinBank tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng; Công ty TNHH một thành viên Cho thuê tài chính Vietcombank tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đây là động thái nhằm nỗ lực tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường của hai doanh nghiệp trên. Thế nhưng, nếu so với số vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại, thì số vốn trên còn quá nhỏ bé.

Thứ hai: Việc thẩm định hồ sơ khách hàng cũng gặp không ít khó khăn, do đa phần khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phần lớn các báo cáo tài chính đều không được kiểm toán. Các công ty cho thuê tài chính hoạt động kém hiệu quả vì phải hoạt động trong môi trường khó khăn hơn so với các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, các công ty này chưa tìm ra được phân khúc thị trường phù hợp, lại phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng thương mại khác. Đồng thời, phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý thiếu an toàn.

Về dịch vụ cho thuê tài chính các dịch vụ CTTC ở các nước phát triển rất phong phú, từ các loại máy móc thiết bị sản xuất, dây chuyền sản xuất, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải đến cả bất động sản. Tuy nhiên, tại Việt Nam các công ty CTTC mới chỉ được phép hoạt động cho thuê mua vào tài sản là động sản. Phương thức cho thuê không đa dạng khiến cho cac công ty chịu nhiều rủi ro đầu tư. Thị trường thứ cấp CTTC chưa có, không có thị trường để tái cho thuê, không có sàn giao dịch thiết bị hay các dịch vụ tái cho vay cũng là yếu tố kéo lệch hướng hoạt động này.

Thứ ba là do nếu như ở các nước đang phát triển, tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng vào khoảng từ 15 đến 20% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 1,4%. Như vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chưa đến 2 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của hoạt động cho thuê

tài chính. Do đó cần phải nhìn nhận một thực tế là thời gian qua còn ít doanh nghiệp mặn mà với hoạt động này. Thị trường CTTC chưa phổ biến cũng có thể hiểu là do đây là một hoạt động khá mới mẻ của Việt Nam, nhất là khi tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng vẫn còn quen thuộc và được nhiều doanh nghiệp và cá nhân coi là biện pháp truyền thống dùng để vay vốn. Nhưng nguyên nhân lớn nhất khiến cho hoạt động CTTC kém hấp dẫn là do còn quá nhiều “khoảng trống” trong các văn bản luật.

Về tình hình dư nợ của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam:

Thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam luôn tăng trưởng theo thời gian. Tỷ trọng dư nợ CTTC trong tổng tài sản chiếm đa số và tăng liên tục từ khoảng 85% năm 2009 lên trên 100% năm 2011. Dư nợ của các công ty CTTC tăng dần trong các năm qua đã làm giảm sức ép và gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các loại máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại và mở rộng hoạt động kinh doanh. Quá trình tăng trưởng này cũng phản ánh khả năng khai thác tài sản cho thuê tài chính của các công ty CTTC tốt hơn. Do đó vị trí của các công ty CTTC ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, các công ty CTTC ở Việt Nam chủ yếu cho thuê bằng Việt Nam đồng, các giao dịch bằng ngoại tệ được thực hiện do các công ty liên doanh có vốn nước ngoài. Do không đa dạng hóa được nguồn vốn nên các công ty CTTC không có cơ hội phát triển và thường phải từ chối những khách hàng lớn. Trong khi đó, trên thị trường tiền tệ, các công ty CTTC chỉ được tham gia đấu thầu kỳ phiếu, không được tham gia thị trường mở, còn các công cụ tài chính phái sinh như chứng khoán hóa các khoản phải thu từ hoạt động cho thuê tài chính lại không phát triển.

Theo số liệu của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, dư nợ của chín công ty cho thuê tài chính (CTTC) đang hoạt động, chưa tính ba công ty nước

ngoài không tham gia Hiệp hội, tính đến hết năm 2010 là hơn 19.719 tỉ đồng. Tổng thu của các doanh nghiệp này trong năm 2010 đạt hơn 2.100 tỉ đồng và tổng chi hơn 5.766 tỉ đồng. Như vậy, 9 doanh nghiệp này năm ngoái bị lỗ trước thuế hơn 3.600 tỉ đồng. Năm 2011 mặc dù số dư nợ của hoạt động CTTC có tăng nhưng các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng và khả năng thu hồi nợ thấp. Tỷ lệ nợ xấu của các công ty lên rất cao đặc biêt là công ty cho thuê tài chính Nông nghiệp I và II lên đến 71,78% và 93,38% công ty CTTC Vinashin 74,29%.

Nguyên nhân của số nợ xấu này là do một số đơn vị có chất lượng thẩm định chưa cao, dự báo phát triển ngành hàng chưa tốt, cơ cấu tài sản cho thuê chưa tính toán kỹ, có đơn vị cho thuê tập trung nhiều vào một loại tài sản, lên đến 70% tổng dư nợ ví dụ như năm 2010 một mình dư nợ cho thuê tài chính với tàu thuyền các loại của chín công ty thuộc Hiệp hội CTTC đã chiếm tới hơn 50% tổng dư nợ (10.750 tỉ đồng). Còn lại, dư nợ cho thuê tài chính với ô tô là 2.757 tỉ đồng, máy xây dựng khai khoáng và dây chuyền sản xuất, mỗi nhóm có dư nợ CTTC hơn 2.400 tỉ đồng. Cơ cấu nói trên thể hiện sự phát triển dịch vụ theo hướng độc canh. Chính sự lỏng lẻo trong công tác thẩm định đã khiến cho tỷ lệ nợ xấu của các công ty cho thuê tài chính nói chung tăng lên rất cao.

Với công ty cho thuê tài chính Nông nghiệp II nói riêng:

Nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu đó chủ yếu là do công ty đã không thực hiện kiểm tra chất lượng tài sản cho thuê theo quy định chung, thực hiện mua, cho chuyển đối tác cho thuê một số tàu biển trong thời gian ngắn đã phải đưa vào sửa chữa nâng cấp với số tiền trên 100 tỷ đồng, đồng thời công ty đã đầu tư vào tài sản cho thuê mà không áp giá dự toán, thiết kế đầu tư vào sản phẩm cho thuê nhưng không có cơ sở xác định giá của tài sản hoặc có dấu hiệu không bình thường trong việc giá tài sản. Trong hoạt động cho thuê tài chính nhiều khách hàng cho thuê không trả được nợ gốc và lãi hoặc có nợ xấu ở các tổ chức tín dụng khác nhưng công ty vẫn mua và cho thuê tài sản…

Nhìn chung sau 12 năm hoạt động các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm, song không thể phủ nhận tầm quan trọng của các công ty này.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng VietcomBank (Trang 37)