Đánh giá chung về thực trạng kế toán TSCĐ tại CtyThiên Phú

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú (Trang 39)

4 2113 Hao mòn phương tiện vận tả

3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán TSCĐ tại CtyThiên Phú

Công ty Cổ Phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trên 10 năm. Công ty đã nỗ lực và phát triển được mạng lưới bán hàng và cung cấp sản phẩm dây và cáp điện của Công ty từ Bắc vào Nam với hàng trăm Nhà phân phối và Đại lý các cấp. Bên cạnh đó, Công ty đã và đang cung cấp dây cáp điện cho nhiều Ban QLDA lưới điện, Công ty Điện lực, các chi nhánh Điện lực Hà Nội và các dự án công trình công nghiệp và dân dụng (Ví dụ: Công trình thủy điện Sơn La, Công ty Điện lực các tỉnh, Dự án khu đô thị, các công ty xây lắp....)

Để đạt được những kết quả tốt như hôm nay là nhờ công đóng góp rất lớn của tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty đã nỗ lực vươn lên và đóng góp một phần công sức không nhỏ vào sự phát triển, đổi mới và từng bước nâng cao vị thế của mình trên thị trường, tạo được uy tín cho người tiêu dung.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Thiên Phú, với những kiến thức đã được tích lũy trên giảng đường và những kiến thức thực tế thu được trong thời gian thực tập, em xin đưa ra những nhận xét về Công tác kế toán của Công ty Thiên Phú như sau:

3.1.1 Ưu đi ể m

Thứ nhất: Công tác tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty gồm 11 người đều là những cán bộ trẻ, có trình độ từ đại học trở lên và nhiệt tình trong công việc. Các công việc kế toán được phân công tương đối hợp lý. Do khối lượng công việc lớn nên mỗi người được phân công phụ trách một phần việc riêng và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán EFFECT vào công tác kế toán, giúp cho công tác kế toán có nhiều thuận lợi trong việc lưu trữ và xử lý số liệu, làm giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán.

Thứ hai: Công tác phân loại Tài sản cố định

Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, đặc tính kỹ thuật và theo tình hình sử dụng là hoàn toàn hợp lý, luôn phản ánh đúng về tình hình TSCĐ nhờ đó nhà quản trị có phương hướng cân đối, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh. Thông qua cách phân loại này, giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ được TSCĐ một cách cụ thể, chi tiết và sử dụng có hiệu quả.

Thứ ba: Về công tác quản lý Tài sản cố định

Hiện nay công tác quản lý đối với TSCĐ tại Công ty đã tương đối hoàn thiện, các biểu mẫu báo cáo cơ bản đã được hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung. Công ty đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, nội dung cần thiết từ việc duyệt mua sắm, đầu tư mới cũng như các thủ tục về thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã hết khấu hao và giá trị sử dụng.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng các tài khoản:

TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

- TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc - TK 2112 - Máy móc, thiết bị

- TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn - TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý

- TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phầm - TK 2118 - Tài sản cố định khác

TK 213 - Tài sản cố định vô hình

TK 214 - Khấu hao Tài sản cố định

- TK 2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình - TK 21411: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc - TK 21412: Hao mòn máy móc, thiết bị - TK 21413: Hao mòn phương tiện vận tải - TK 21414: Hao mòn dụng cụ, thiết bị quản lý

- TK 21415: Hao mòn cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm - TK 21418: Hao mòn tài sản cố định khác

- TK 2143: Hao mòn tài sản cố định vô hình - TK 21431: Khấu hao quyền sử dụng đất - TK 21432: Khấu hao quyền phát hành

- TK 21435: Khấu hao phần mềm kế toán

- TK 21436: Khấu hao giấy phép và giấy phép chuyển nhượng - TK 21438: Khấu hao TSCĐ vô hình khác

Đây là các tài khoản thường xuyên được sử dụng tại các doanh nghiệp. Đây có thể xem là hệ thống các tài khoản tương đối hợp lý và phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty.

Thứ năm: Về phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Hiện nay, Công ty đang trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Đây là phương pháp tính khấu hao phù hợp với Thông tư 203/2009/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”

Thứ sáu: Công tác kế toán tổng hợp tăng giảm Tài sản cố định

Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều được kế toán Công ty phản ánh đúng đắn và kịp thời theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Khi mua, bán, thanh lý… TSCĐ đều có đầy đủ các chứng từ hợp lệ theo đúng thủ tục và quy định.

Thứ bảy: Áp dụng chuẩn mực kế toán mới

Công ty luôn cập nhật và áp dụng các luật, quy định, chuẩn mực…có liên quan vào công tác kế toán của đơn vị. Chính vì thế, công tác kế toán của Công ty luôn được thực hiện đúng đắn theo quy định của Nhà nước và được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời.

3.1.2 Hạn chế

Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty CP Tập Đoàn CN Thiên Phú đạt hiệu quả cao, thực hiện đúng các chế độ kế toán hiện hành, áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Về kế toán chi tiết, Công ty không lập “Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng” mà sổ này chỉ được lập ra theo hình thức một file dữ liệu trên máy tính, vì vậy việc đối chiếu kiểm tra theo dõi chi tiết các TSCĐ tại các bộ phận, các phòng ban, các chi nhánh bị hạn chế rất nhiều.

Thứ hai: Về lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Công ty hiện nay chỉ lập “Bảng tổng hợp tính khấu hao” nhưng lại không mở “Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo bộ phận” dẫn đến việc theo dõi chi tiết các tài sản tại từng vị trí đang bảo quản dễ bị nhầm lẫn, thiếu thông tin trong công tác theo dõi và trích khấu hao.

Thứ ba: Về việc phân bổ thẳng các chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Việc phân bổ này chỉ chính xác đối với việc sửa chữa nhỏ TSCĐ vì chi phí nhỏ thường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ nói chung.

Đối với việc sửa chữa lớn TSCĐ, việc phân bổ thẳng này là không hợp lý vì chi phí sửa chữa lớn thường làm thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, dẫn đến việc phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ không chính xác.

Thứ tư: Đối với việc lập các báo cáo sau quá trình kiểm kê

Công ty chưa tiến hành lập bảng chi tiết các tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn còn đang sử dụng. Đối với các tài sản này, tuy giá trị khấu hao đã hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng, do đó sau mỗi đợt kiểm kê định kỳ, Công ty nên phân loại các tài sản đó và tiến hành lập tổ đánh giá tài sản và phân loại chúng.

Công ty chưa mã hóa TSCĐ một cách hợp lý, đánh số theo thứ tự như hiện nay dễ nhầm lẫn và hạch toán sai khi vào sổ.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Thiên Phú3.2.1 Về chứng từ và luân chuyển chứng từ

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w