Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải bài toán số học của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 27)

Qua khảo sát và dự giờ chúng tôi nhận thấy thực trạng kĩ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết của học sinh được thể hiện như sau:

- Nhìn chung tốc độ giải toán của học sinh chậm, độ chính xác trong việc giải tương đối nhưng độ thành thục của quá trình giải toán học sinh lại chưa có.

- Ngôn ngữ diễn đạt của học sinh có trong bài làm của mình không rõ ràng, mạch lạc.

- Khả năng vận dụng vào các tình huống khác nhau còn kém. * Nguyên nhân của thực trạng trên:

Học sinh lớp 4, 5 thuộc lứa tuổi từ 11 - 12 tuổi còn là giai đoạn có nhiều biến đổi tâm sinh lí hoạt động. Ở giai đoạn này nhận thức của học sinh có những đặc điểm.

+ Về tri giác: vẫn còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không chủ động, do đó các em còn nhiều nhầm lẫn khi phân biệt đối tượng.

+ Về khả năng chú ý: chú ý có chủ định phát triển hơn ngay cả khi có động cơ xa. Nhưng khi giờ học không hấp dẫn thì chú ý có chủ định không bền.

+ Về trí nhớ: học sinh ghi nhớ máy móc, làm được bài tập ứng dụng là do làm đi làm lại nhiều lần, làm được lúc đó còn thời gian sau lại quên.

+ Về khả năng tưởng tượng: khả năng tưởng tượng phát triển phong phú mang tính hiện thực hơn. Tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn ít có tổ chức.

+Về tư duy: tư duy vẫn còn mang màu sắc cụ thể và hình thức bằng cách dựa vào các đặc điểm của đối tượng, hiện tượng cụ thể.

1- Nguyên nhân về phía giáo viên:

• Chưa chú trọng đến việc rèn những kĩ năng cần thiết khi làm bài (kĩ năng phân tích đề, kĩ năng trình bày, kĩ năng tự kiểm tra...).

• Một số giáo viên còn chưa thực sự chú ý đến việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

2- Nguyên nhân về phía học sinh:

• Do tư duy của học sinh còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố kinh nghiệm, cảm tính. Các em hiểu quá máy móc về dấu hiệu chia hết . Vì vậy , với các bài tập áp dụng trực tiếp dấu hiệu chia hết thì học sinh làm một cách dễ dàng, nhưng đến khi đòi hỏi phải vận dụng linh họat các dấu hiệu để giải bài toán có liên quan thì các em không biết cách vận dụng.

• Không có thói quen phân tích đề bài: học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, khả năng phân tích đề kém là do học sinh chỉ đọc đề bài một đến hai lần. Các em phải đọc đi đọc lại nhiều lần để xác định dạng bài, sau đó xác định cái đã cho, cái phải tìm, mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Từ đó huy động kiến thức có liên quan để giải bài.

• Chưa biết cách trình bày bài giải một cách khoa học.

• Sau khi làm bài xong, học sinh không có kĩ năng kiểm tra lại bài làm của mình.

• Nhầm lẫn trong quá trình tính toán.

• Khi gặp bài toán mới, học sinh thấy khác so với những bài mình đã làm, các em không tự tìm tòi, suy nghĩ mà lại dựa vào sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Thực chất của các bài toán này chỉ thay đổi đôi chút hoặc phát triển lên từ các dạng cơ bản.

3- Nguyên nhân về nội dung dạy học:

Nội dung chương trình đôi chỗ còn nặng nề. Cần xây dựng nội dung chương trình nhẹ nhàng, vừa sức, đúng hướng , tránh tràn lan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải bài toán số học của học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w