- Đánh giá hiệu quả kinh tế của vật liệu dựa trên kết quả thử nghiệm CHƯƠNG IITHỰC NGHIỆM:
CHƯƠNG IV-KẾT LUẬN
Trên cơ sở của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:
1. Tổng hợp được vật liệu PAA-DEGDAA có khả năng hút nước cao 750- 500 lần, giá thành hạ (32.000đ/kg) , tuy nhiên thời gian phân hủy cấu trúc nhanh. Nên vật liệu này thích hợp dùng trong y tế.
2. Tổng hợp được vật liệu PAA-Cell-DEGDAA có khả năng hút nước cao 230-250 lần. Sản phẩm có cấu trúc rất bền khi hút nước (120-140 ngày), giá thành rất rẻ (23.000đ/kg) vì tận dụng được nguồn bã mía,
phế thải trong nông nghiệp nên có thể dùng làm chất giữ nước chống hạn cho cây trồng.
3. Bước đầu xác định được có xảy ra phản ứng ghép AA vào cellulose dựa trên phân tích các kết quả phổ IR,NMR và SEM. Phản ứng ghép AA vào cellulose xảy ra do gốc tự do được tạo trên oxy của vị trí – CH2- OH của cellulose nên không xảy ra phản ứng mở vòng pyranose và phản ứng ghép không xảy ra tại các vị trí carbon khác trên sườn cellulose như một số nhóm tác giả đề nghị.
4. Thử nghiệm đạt kết quả tốt cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cà phê và ngô ở Tỉnh Gia Lai.
- Cây ngô, vật liệu có tác dụng tốt ở liều lượng bón:1-2g, nếu gặp hạn
sau khi gieo hạt cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cây cà phê, ở Công ty cà phê Chư Păh khi bón vật liệu thì thời gian
tưới giữa 2 lần tưới tăng 136% (từ 28 ngày lên 38 ngày) cây vẫn xanh tốt hơn đối chứng, ở Công ty cà phê Gia Lai Khi bón PAA-Cell- DEGDAA ở liều lượng 20-25g/ cây có tác dụng giảm thời gian tưới và lượng nước tưới đáng kể cũng như giảm chi phí đầu tư cho vườn cà phê.
5. Đã xác định sơ lược hiệu quả kinh tế xã hội khi sử dụng vật liệu làm chất giữ nước, chống hạn cho cây cà phê và cây ngô ở Tỉnh Gia Lai.
- Đối với cây ngô trong trường hợp gieo trồng gặp hạn thì có thể tăng
lợi nhận thêm 1.600,000đ /ha cho người nông dân.
- Đối với cây cà phê không những giảm đáng kể chi phí tưới nước cho
người nông từ 400.000đ-650.000đ mà còn năng suất có thể tăng thêm cho vườn cây 10-20%.