Phương pháp điện phân

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP--Xác định thành phần tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì.- xử lý cianua trong nước thải tinh bột (Trang 38)

- Thiết bị ozon hóa có nhiều dạng loại đệm, loại tháp sủi bọt

2.2.Phương pháp điện phân

H 2O2 + 2SO4 ⇔ 2SO5 + 2O

2.2.Phương pháp điện phân

Phương pháp này dễ dàng làm sạch nước thải cứa nhiều xyanua từ các bể rửa ngược chiều, nhiều bậc hoặc các dung dịch xyanua hỏng cần huỷ bỏ, có nồng độ xyanua không dưới 500- 600 mg/l. Khi xử lý sẽ sinh NH4+, xyanat, Na2CO3, ure, trên catot thường có kim loại thoát ra. Anot có thể là thép không gỉ. Nước thải chứa nhiều xyanua nên cho thêm NaCl hoặc NaOH rồi mới điện phân vì khi đó tại anot ngoài oxy còn có ion ClO-, làm tăng thêm tác dụng oxi hoá nâng cao hiệu quả làm sạch nước và tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Để oxy hoá 1g xyanua cần từ 0,4 đến 2kWh. Khoảng cách giữa anốt và catot là 30-50mm. Mật độ dòng điện 1-2 A/dm2. Muối NaCl 3-6 g/l.

2.2.1. Điện phân dung dịch chứa CN -

[Zn(CN)4]2- + 8OH - Zn2+ + 4OCN- + 4H2O + 8e Xianat được tạo thành bị phân huỷ oxy hoá:

2OCN - + 6OH- 2HCO3- + N2 + 3H2O + 8e

Nếu dung dịch có nồng độ CN - quá thấp nên dùng H2SO5 hay H2S2O8 để oxy hoá.

2.2.2. Điện phân dung dịch chứa CN - có thêm NaCl (3-5%)

Thực chất đây là trường hợp oxy hoá CN - bằng NaOCl vì trong dung dịch khi điện

phân thì NaCl NaOCl, và:

CN + OCl- OCN - + Cl -

H2O + 2OCN - + 3ClO- 2CO2 + N2 + 3Cl - + 2OH-

Cách này ưu tiên hơn cách điện phân trực tiếp vì nó có thể xử lý được nước thải chứa nhiều hoặc ít xyanua đều tốt. Thiết bị chế tạo NaClO khá đơn giản, có thể tận dụng thiết bị có sẵn và lắp đặt ngay tại trạm xử lý nước. Thiết bị cần có dung tích đủ lớn để chứa được 1-5kg clo hoạt tính. Cứ 1kg clo hoạt tính cần đến 8- 10kwh điện năng và 5-7kg muối ăn.

Sau khi oxi hóa xyanua cần phải tách kim loại nặng trong nước thải. Khâu này được tiến hành đồng thời với việc làm sạch nước thải kiềm-axit của xưởng hay nhà máy.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP--Xác định thành phần tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì.- xử lý cianua trong nước thải tinh bột (Trang 38)