Bệnh hại của các dòng vô tính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ (Trang 44)

4.4.1 Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea gây hại trên lá chưa ổn định. Hiện nay, bệnh đã xuất hiện và gây tác hại nặng ở hầu hết tất cả các nước trồng cao su trên thế giới. Ở Việt Nam, việc trị bệnh phấn trắng chưa đem lại hiệu quả cao do phương tiện thiết bị phun xịt chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Bệnh thường xuất hiện trên diện rộng sau thời kỳ cao su rụng lá qua đông (tháng 1 - 2 dương lịch), nhiệt độ thấp, đặc biệt là có sương mù gây ẩm độ cao và kéo dài từ 2 - 3 ngày là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Mức độ gây hại của nấm bệnh thay đổi tùy theo kiểu rụng lá qua đông, tuổi lá, tuổi cây, vùng, cao trình, các yếu tố môi trường và tính mẫn cảm của từng dvt (Phan Thành Dũng, 2013). Chính vì vậy, công tác chọn tạo giống kháng bệnh hiện nay rất cần được quan tâm.

Qua kết quả theo dõi mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của 84 dvt trên thí nghiệm STLK 06 ở Biểu đồ 4.1 và Phụ lục 10 cho thấy: có 10 dvt bị nhiễm rất nhẹ (chiếm 11,91 %), 45 dvt nhiễm nhẹ (chiếm 53,57 %) trong đó có đối chứng PB 260, 27 dvt nhiễm trung bình (chiếm 32,14 %), 2 dvt nhiễm nặng là LH 91/1029 và LH 01/121 (chiếm 2,38 %).

Nhìn chung, các dvt trên thí nghiệm tỏ ra mẫn cảm với bệnh phấn trắng nhưng ở mức độ nhẹ và trung bình là chủ yếu, chỉ có 2 dvt là LH 91/1029 và LH 01/121 nhiễm ở mức độ nặng.

4.4.2 Bệnh Corynespora

Bệnh do nấm Corynespora cassiicola ( Berk. & Curt.) Wei, gây nên. Đây là bệnh mới nhưng đã có tác hại lớn chưa từng có từ trước đến nay ở các nước trồng cao su tại Đông Nam Á. Nấm bệnh tấn công ở nhiều bộ phận của cây như lá, cuống, thân, cành và cả chồi non trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây từ vườn ươm, vườn KTCB cho đến vườn cây khai thác với nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của vườn cây, đôi khi làm chết toàn bộ cây (Phan Thành Dũng, 2013).

Kết quả về mức độ nhiễm bệnh Corynespora của các dvt trên thí nghiệm STLK 06 được thể hiện qua Biểu đồ 4.2 và Phụ lục 11. Trên thí nghiệm có 11 dvt không nhiễm (chiếm 13,10 %) và 73 dvt nhiễm bệnh Corynespora (chiếm 86,90 %). Trong các dvt nhiễm bệnh, có 69 dvt nhiễm rất nhẹ (chiếm 82,14 %), trong đó có đối chứng PB 260, 4 dvt nhiễm nhẹ (chiếm 4,76 %).

Như vậy, trên thí nghiệm STLK 06, các dvt bị nhiễm bệnh Corynespora chủ yếu ở mức độ rất nhẹ và không nhiễm tại thời điểm quan trắc vào tháng 6/2013, khả năng kháng bệnh của các dvt tương đối cao.

4.4.3 Bệnh nấm hồng

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra, nấm bệnh thường tấn công vào thân, cành, những góc phân cành. Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong mùa mưa, khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh làm cụt ngọn, chết tán và có thể làm chết cây, giảm năng suất mủ của vườn cây. Tuy nhiên, nấm bệnh chỉ thường gây hại mạnh trên vườn cây từ lúc giao tán đến sau năm thứ 3 khai thác, do đó cần theo dõi và phòng trị kịp thời bệnh nấm hồng trong giai đoạn này, các giai đoạn khác bệnh ít ảnh hưởng.

vào tháng 6/2013 được thể hiện qua Biểu đồ 4.3 và Phụ lục 12. Trong tổng số 84 dvt có 52 dvt ở mức không nhiễm (chiếm 61,90 %), 25 dvt nhiễm nhẹ (chiếm 29,77 %), trong đó có đối chứng PB 260, 4 dvt nhiễm trung bình (chiếm 4,76 %), 2 dvt LH 00/84 và LH 01/101 nhiễm nặng (chiếm 2,38 %). 1 dvt LH 00/8 nhiễm rất nặng (chiếm 1,19 %).

Qua kết quả đó cho thấy nhiều dvt trên thí nghiệm STLK 06 ít mẫn cảm với bệnh nấm hồng, tại thời điểm quan trắc thì cấp bệnh của các dvt trên thí nghiệm chỉ ở mức không nhiễm và nhiễm nhẹ là chủ yếu.

4.5 Đánh giá các dvt chọn lọc trên thí nghiệm STLK 06 4.5.1 Gạn lọc các dòng vô tính triển vọng

Từ kết quả quan trắc đánh giá trên thí nghiệm STLK 06 về các chỉ tiêu như sinh trưởng, sản lượng cá thể, bệnh hại và các chỉ tiêu phụ khác qua 3 tháng đầu năm khai thác thứ hai đã bước đầu chọn lọc được 6 dvt triển vọng nhất để giới thiệu cho các bước khảo nghiệm tiếp theo trên vùng đất xám (Bảng 4.5)

Đặc điểm DVT Năng suất (cấp) Vanh (cấp) Hình thái

(điểm) Phấn trắng Corynespora Nấm hồng

LH 01/93 5 4 3 Nhiễm nhẹ Rất nhẹ Không

LH 01/206 5 4 4 Nhiễm nhẹ Rất nhẹ Nhẹ

LH 01/813 5 3 4 Nhiễm nhẹ Không Không

TD 98/298 5 5 3 Rất nhẹ Rất nhẹ Không

LH 01/1138 5 4 4 Nhẹ Rất nhẹ Không

 Dòng vô tính LH 01/93 Phổ hệ: RRIC 110 x LK 202

Đặc điểm: Dvt LH 01/93 có năng suất cá thể cao (đạt 160,11 % so với PB 260), sinh trưởng khá, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và nấm hồng, nhiễm rất nhẹ bệnh Corynespora. Phân cành nhiều, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng và cành cấp 1 to.

 Dòng vô tính LH 01/813 Phổ hệ: RRIC 132 x RRIV 106

Đặc điểm: Dvt LH 01/813 có năng suất cá thể cao, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm bệnh Corynespora. Hình thái cây khá với tán cao, thân tương đối thẳng, vỏ trơn láng và tán thưa.

Phổ hệ: PB 260 x LH 83/85

Đặc điểm: Dvt LH 01/206 có năng suất cá thể cao (đạt 139,32 % so với PB 260). Nhiễm rất nhẹ bệnh phấn trắng và bệnh Corynespora. Hình thái cây khá với tán cao, thân tương đối thẳng, vỏ trơn láng và tán thưa.

 Dòng vô tính TD 98/298 Phổ hệ: PB 260 x Chưa rõ

Đặc điểm: Dvt TD 98/298 có năng suất cá thể cao (134,91 % so với PB 260). Nhiễm rất nhẹ bệnh phấn trắng và bệnh Corynespora. Hình thái cây khá với tán cao, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng. Phân cành thấp và thân cong.

Phổ hệ: RRIC 110 x RRIC 132

Đặc điểm: Dvt LH 01/1138 có năng suất cá thể cao (vượt 120,07 % so với PB 260). Nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng, rất nhẹ bệnh Corynespora và không nhiễm bệnh nấm hồng. Hình thái cây khá với tán cao, vỏ trơn láng và thân cong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Dòng vô tính LH 01/1163 Phổ hệ: PB 260 x RRIC 132

Đặc điểm: Dvt LH 01/1163 có năng suất cá thể cao, sinh trưởng khá, nhiễm rất nhẹ bệnh phấn trắng, không nhiễm bệnh Corynespora và nấm hồng. Hình thái cây khá với tán cao, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng và thân cong.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua kết quả thu thập được về các chỉ tiêu nông học của các dvt trên thí nghiệm STLK 06 trên vùng đất xám Lai Khê ở năm khai thác thứ hai đã rút ra kết luận sau:

- Về năng suất cá thể: Qua 3 tháng khai thác đầu năm 2013, thí nghiệm có 8 dvt đạt mức năng suất cao và vượt rất cao so với đối chứng đó là các dvt: TD 98/370, LH 01/93, TD 00/469, LH 01/813, LH 00/796, LH 01/206, TD 98/298 và LH 01/459; trong đó 3/8 dvt đạt năng suất cao là lai tự do (TD 98/370, TD 98/298 và TD 00/469), còn lại là các dòng lai hoa.

- Về sinh trưởng và độ dày vỏ nguyên sinh: Nhiều dvt trên thí nghiệm STLK 06 có sinh trưởng khỏe, nổi bật là các dvt: LH 01/383, TD 98/298, LH 01/1080, LH 00/84, và LH 01/744. Bên cạnh đó, 73/77 dvt có độ dày vỏ nguyên sinh cao hơn so với đối chứng PB 260, tiêu biểu là các dvt LH 01/0813, LH 01/900, LH 01/451, LH 01/750 và LH 01/383.

- Về bệnh hại:

+ Bệnh phấn trắng: Các dvt trên thí nghiệm tỏ ra mẫn cảm với bệnh phấn trắng ở thời điểm quan trắc tháng 3/2013 nhưng chủ yếu ở mức nhẹ và trung bình, chỉ có 2 dvt LH 91/1029 và LH 01/121 là nhiễm nặng.

+ Bệnh Corynespora: Các dvt bị nhiễm bệnh Corynespora chủ yếu ở mức độ rất nhẹ và không nhiễm tại thời điểm quan trắc vào tháng 6/2013, khả năng kháng bệnh của các dvt tương đối cao.

+ Bệnh nấm hồng: Nhiều dvt trên thí nghiệm STLK 06 ít mẫn cảm với bệnh nấm hồng, tại thời điểm quan trắc. Đa phần các dvt trên thí nghiệm không nhiễm hoặc nhiễm rất nhẹ.

Cập nhật kết quả đánh giá về các chỉ tiêu năng suất cá thể, sinh trưởng, bệnh hại và các chỉ tiêu phụ khác, đã chọn lọc được 6 dvt có triển vọng gồm: LH 01/93, LH 01/206, LH 01/813, TD 98/298, LH 01/1138 và LH 01/1163.

5.2 Đề nghị

Cần tiếp tục theo dõi thí nghiệm để thu thập số liệu tin cậy hơn nữa về thành tích nông học của các dòng vô tính cao su trên thí nghiệm STLK 06 trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Văn Vinh, 2000. 100 năm cao su ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

2. Hiệp hội Cao su Việt Nam. Bản tin Hiệp hội Cao su Việt Nam, số tháng 2 năm 2013, trang 8 – 12.

3. Lại Văn Lâm, 2008. Nghiên cứu chọn tạo giống cao su có năng suất 3 - 3,5 tấn/ha/năm. Báo cáo kết quả đề tài năm 2007, 66 trang.

4. Lê Mậu Túy và Trần Thị Thúy Hoa, Vũ Văn Trường, Phạm Hải Dương và Trương Tấn Hải, 2002. Đánh giá giống cao su triển vọng trên mạng lưới khảo nghiệm giống tại Việt Nam. Kết quả hoạt động khoa học công nghệ năm 2001. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Huệ, 2006. Cây cao su. Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 6. Phan Thành Dũng, 2013. Kỹ thuật bảo vệ thực vật cây cao su. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, 72 trang.

7. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Quyết định số: 322/QĐ-HĐTVCSVN ngày 11/7/2011 v/v ban hành cơ cấu bộ giống cao su giai đoạn 2011 – 2015.

8. Tổng Công ty Cao su Việt Nam, 2012. Quy trình kỹ thuật cây cao su. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 147 trang.

9. Trần Thị Thu Thủy, 2011. Sơ tuyển các dòng vô tính cao su mới trên vùng đất xám Tây Ninh. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Nông Học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (chưa xuất bản), trang 6 – 10.

10. Trần Thị Thúy Hoa, Lê Mậu Túy, Phạm Hải Dương, Lại Văn Lâm và Trương Tấn Hải, 2001. Hiện trạng và triển vọng của giống cao su chọn tạo tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

11. Trung tâm thông tin PT NNNT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AGROINFO), 2012. Báo cáo thường niên ngành hàng cao su Việt Nam năm 2012 và triển vọng 2013. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 67 trang.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các bước thu thập sản lượng trên vườn STLK 06

(a) (b) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(c) (d)

Ghi chú: (a),(b): Phương pháp đánh đông và lấy mủ tại vườn. (c): Phơi mủ, (d): Cân mủ thí nghiệm STLK 06.

Phụ lục 2: Danh sách phổ hệ của các dòng vô tính trên thí nghiệm STLK 06 Mã ghép DVT Mẹ Bố 1 LH 01/23 PB 260 LH 82/158 2 LH 01/28 RRIC 110 LK 202 3 LH 01/57 PB 260 LH 83/87 6 LH 01/89 RRIC 110 RRIC 100 7 LH 01/90 RRIC 110 RRIC 100 8 LH 01/93 RRIC 110 LK 202 9 LH 01/94 RRIC 110 LK 202 10 LH 01/101 RRIC 110 LK 4 11 LH 01/121 PB 260 LH 82/158 12 LH 01/131 RRIC 110 LK 4 13 LH 01/161 RRIC 110 LK 202 14 LH 01/199 PB 260 LH 82/156 15 LH 01/206 PB 260 LH 83/85 16 LH 01/218 RRIC 110 LK 4 18 LH 01/224 RRIC 110 RRIC 100 19 LH 01/245 RRIC 110 LK 4 20 LH 01/266 RRIC 110 LK 4 21 LH 01/278 RRIC 110 LK 202 22 LH 01/297 PB 260 LH 82/156 24 LH 01/311 RRIC 110 RRIC 100 26 LH 01/344 RRIC 110 LK 5 27 LH 01/383 PB 260 LH 83/85 29 LH 01/401 PB 260 RO 22/119 30 LH 01/404 PB 260 AC 38/125 31 LH 01/408 RRIC 110 MT 12/16 33 LH 01/442 PB 260 LH 83/85 34 LH 01/451 RRIC 110 RO 22/119 35 LH 01/457 PB 260 LH 83/85 36 LH 01/459 RRIC 110 LK 202 37 LH 01/470 PB 260 LH 83/85 38 LH 01/471 PB 260 LH 82/156 39 LH 01/485 RRIC 110 MT 12/16 40 LH 01/518 RRIC 110 LK 4 41 LH 01/542 PB 260 LH 89/176 43 LH 01/637 RRIC 110 RRIC 132 44 LH 01/656 RRIC 132 LH 82/182 45 LH 01/684 RRIC 110 MT 12/16 47 LH 01/743 RRIC 110 RRIC 132 48 LH 01/744 RRIC 110 RO 44/160 49 LH 01/745 RRIC 110 RO 44/160 50 LH 01/750 RRIC 110 MT 17/47 51 LH 01/769 PB 260 LH 82/198

53 LH 01/813 RRIC 132 LH 83/85 54 LH 01/814 RRIC 132 LH 83/85 56 LH 01/835 PB 260 LH 82/156 57 LH 01/846 PB 260 LH 82/198 58 LH 01/862 PB 260 MT 12/16 59 LH 01/874 RRIC 110 RRIC 132 60 LH 01/880 PB 260 RO 38 61 LH 01/900 PB 260 LH 89/176 62 LH 01/903 RRIC 110 MT 17/47 63 LH 01/917 RRIC 110 MT 12/16 64 LH 01/923 PB 260 RRIC 132 65 LH 01/925 PB 260 RRIC 132 66 LH 01/928 PB 260 LH 83/85 67 LH 01/941 PB 260 LH 83/85 68 LH 01/948 RRIC 110 RRIC 100 69 LH 01/950 PB 260 RRIC 132 70 LH 01/966 RRIC 110 RRIC 132 71 LH 01/967 RRIC 110 RRIC 132 72 LH 01/978 PB 260 LH 82/156 73 LH 01/998 PB 260 RRIC 132 75 LH 01/1065 RRIC 110 MT 17/47 76 LH 01/1071 PB 260 LH 82/198 77 LH 01/1080 IRCA 737 LH 83/85 78 LH 01/1097 PB 260 LH 83/85 80 LH 01/1124 RRIC 110 RRIC 132 81 LH 01/1138 RRIC 110 RRIC 132 82 LH 01/1163 PB 260 RRIC 132 84 TD 98/286 AC 5/97 Chưa rõ 85 TD 98/298 PB 260 Chưa rõ 86 TD 98/357 RRIC 110 Chưa rõ 87 TD 98/370 VQ 79 Chưa rõ 88 TD 98/60 RO 45 Chưa rõ 90 PB 260 Đối chứng 91 PB 235 Đối chứng 92 RRIV 4 Đối chứng 94 LH 00/8 RRIC 110 LK 202 95 LH 00/84 RRIC 110 LK 202 96 LH 00/796 RRIC 110 LK 8 97 TD 00/469 RRIC 132 Chưa rõ 98 LH 88/326 RRIC 110 PB 310 99 LH 91/1029 RRIC 102 PB 255

Phụ lục 3: Năng suất cá thể của 77 dòng vô tính trên thí nghiệm STLK 06 qua các đợt

quan trắc

Đơn vị tính: g/c/c Xếp hạng DVT Sản lượng cá thể qua các đợt quan trắc năm 2013

Đợt 1 (24/4) Đợt 2(7/5) (22/5)Đợt 3 Đợt 4(6/6) (27/6)Đợt 5 1 LH 00/8 9,29 11,99 13,88 19,91 26,13 2 LH 00/84 31,29 30,53 32,51 29,56 24,83 3 LH 00/796 49,18 53,97 47,75 49,83 33,60 4 LH 01/23 26,61 24,73 27,77 27,85 33,48 5 LH 01/28 7,69 10,71 10,89 17,29 17,65 6 LH 01/57 15,71 18,77 20,03 25,40 33,90 7 LH 01/89 20,61 20,84 24,18 31,82 47,63 8 LH 01/90 21,88 26,58 28,96 31,44 37,35 9 LH 01/93 38,00 59,12 65,22 68,43 56,17 10 LH 01/94 5,68 11,51 19,11 30,78 34,91 11 LH 01/101 3,64 8,74 14,63 27,49 40,57 12 LH 01/161 10,81 11,90 18,14 23,80 26,78 13 LH 01/199 28,01 29,73 30,10 35,15 36,47 14 LH 01/206 22,75 42,84 57,94 71,42 65,04 15 LH 01/218 12,87 23,85 30,41 31,13 46,48 16 LH 01/224 11,61 9,80 10,00 13,04 20,62 17 LH 01/245 11,20 12,97 20,70 23,51 43,49

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ (Trang 44)