Chất liệu và phương pháp bôi trơn cho các cơ cấu an toàn:

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng hệ thống an toàn (Trang 40 - 42)

Các chi tiết có bề mặt làm việc trong các cơ cấu an toàn cũng chịu ma sát, tải trọng và có đặc điểm là:

- Thời gian làm việc liên tục. - Tải trọng nhẹ.

- Vận tốc thấp.

- Các chi tiết chủ yếu được chế tạo bằng thép.

Do đó ta chọn chắt liệu bôi trơn là dầu khoáng công nghiệp 30.

Vì các cơ cấu an toàn thường đươc lắp kín phía trong của hộp tốc độ và hộp chạy dao do đó phương pháp bôi trơn là tận dụng sự văng dầu của các bộ truyền bánh răng trong các hộp đó để bôi trơn cho các chi tiết của các cơ cấu an toàn.

Hoạt động 2: Thực hành

Lắp hệ thống các cơ cấu an toàn của máy Địa điểm: Xưởng thực hành

Yêu cầu: Thực hiện các bước lắp các cơ cấu an toàn đúng theo phiếu công nghệ và đảm bảo các

yêu cầu kỹ thuật, trên cơ sở đó vận dụng vào việc lắp các cơ cấu an toàn khác của máy công cụ khác đạt hiệu quả cao.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:

- Máy có các cơ cấu an toàn đã bảo dưỡng. - Dụng cụ tháo lắp cầm tay thông dụng. - Dầu công nghiệp.

Nguồn lực liên quan:

- Bản vẽ khai triển cơ cấu an toàn trong hộp tốc độ và hộp chạy dao của máy - Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các cơ cấu an toàn.

- Phiếu hướng dẫn công nghệ lắp.

Điều kiện an toàn

a. Dụng cụ lắp phải đủ và đúng quy cách.

b. Không được lắp thiếu chi tiết trong các cơ cấu.

1. Công tác chuẩn bị:

a. Nghiên cứu bản vẽ khai triển của hộp tốc độ và hộp chạy dao máy K125: Nắm được đặc tính các mối ghép, trình tự lắp các chi tiết.

c. Nơi lắp phải thoáng mát và đủ ánh sáng.

2. Trình tự thực hiện:

a.Tập hợp chi tiết.

b. Lựa chọn dụng cụ để lắp.

c. Lắp các chi tiết vào cơ cấu an toàn của hộp tốc độ. d. Lắp các chi tiết vào cơ cấu an toàn của hộp chạy dao.

e. Kiểm tra lần cuối sau khi lắp: Các nắp đậy không chảy dầu ra ngoài, không có chi tiết thừa như: Vòng đệm, vít .v.v..

3. Kết thúc công việc lắp:

- Dùng dẻ sạch lau toàn bộ bên ngoài máy không còn dầu bẩn, thu dọn các phương tiện như bàn nâng hạ, xe đẩy về vị trí quy định.

- Dụng cụ sau khi lắp phải lau sạch và bảo quản bằng chất liệu bôi trơn để không bị dỉ dét và sắp xếp vào tủ hoặc hộp đựng quy định.

Bài 6

Tên bài: Thử cơ cấu an toàn Mã bài: Mo 15 N 5L6 Giới thiệu:

Bài học có nội dung luyện tập kỹ năng thử hệ các cơ cấu an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh vào máy, phát hiện và xử lý các sai sót của các cơ cấu an toàn. Trên cơ sở đó vận dụng để thực hiện công việc thử và xử lý các cơ cấu an toàn trên các loại máy công cụ khác đạt chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu .

Mục tiêu thực hiện:

Học xong bài này học viên có khả năng:

- Tình bày được phương pháp kiểm tra khả năng làm việc của cơ cấu an toàn.

- Kiểm tra, đánh giá được khả năng làm việc của cơ cấu an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Điiêù chỉnh được những sai sót sau khi lắp cơ cấu an toàn đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Điều chỉnh được những sai sót sau khi lắp cơ cấu an toàn đạt yêu cầu kỹ thuật. - Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất.

Nội dung chính:

1. Nội dung các bước thử hệ thống điều khiển trên các bộ phân máy công cụ.

2. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong hệ thống điều khiển. 3.Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi thử hệ thống điều khiển.

Hoạt động 1: Học lý thuyết

Một phần của tài liệu Bảo dưỡng hệ thống an toàn (Trang 40 - 42)