Cắt giảm chi tiêu công:

Một phần của tài liệu THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY (Trang 38)

9 tháng đầu năm 2014:

3.2.Cắt giảm chi tiêu công:

Chính phủ cắt giảm triệt để chi tiêu công để giảm thâm hụt NSNN. Để giữ được nguồn thu và giảm tình trạng bội chi chính phủ phải thực hiện nhiều giải pháp mang tính tổng hợp. Tăng thu là điều tất yếu nhưng biện pháp giảm chi như thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cắt giảm biên chế dư dôi là hết sức cần thiết.

Hiện nay chính phủ tăng cường siết chặt chi tiêu công. Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, không mua xe công, giảm tối đa các khoản chi khách tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và công tác nước ngoài… Chính phủ không tăng biên chế và chỉ bù đắp những biên chế nghỉ hưu cho đến hết năm 2016.

cân bằng ngân sách Nhà nước. Với tỷ lệ ngày càng lớn trong ngân sách thì sẽ khó có thể thực hiện điều này nếu không thực hiện cải cách hành chính, tiết kiệm chi tiêu. Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn với việc cắt giảm chi tiêu trong quản lý hành chính và cải thiện hiệu quả làm việc của bộ máy. Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng công chức những năm gần đây, nhất là ở cấp xã là rào cản rất lớn cho việc cắt giảm chi tiêu công.

Với những khoản chi tiêu cho khu vực sự nghiệp, có thể xem xét thay đổi cơ cấu chi tiêu theo nguyên tắc Nhà nước chỉ bao cấp những dịch vụ công cơ bản, cần thiết và tăng dần sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào cung cấp dịch vụ. Xã hội hóa các dịch vụ công đang được coi là chủ trương cần đẩy mạnh song cần đi đôi với việc nhà nước phải kiểm soát tốt chất lượng các dịch vụ xã hội hóa.

Chủ trương chính sách của hai Nghị quyết số 11/NQ-CP và số 13/NQ-CP, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu có thể coi là những bước đi đầu tiên phù hợp.

Do quán tính tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư công khá lớn nên trong ngắn hạn từ nay đến 2015 Việt Nam đứng trước hai sự lựa chọn: giảm mạnh đầu tư từ NSNN và chấp nhận tác động tiêu cực đến tăng trưởng và việc làm; hoặc chấp nhận giảm nhẹ và duy trì quy mô đầu tư từ NSNN ở mức nhất định (đồng nghĩa với chấp nhận thâm hụt NSNN ở mức cao hơn) để hỗ trợ tăng trưởng và giải quyết việc làm trong ngắn hạn. Dù lựa chọn cách nào thì đều cần phải có sự truyền thông rộng rãi và đảm bảo tính nhất quán trong việc cắt giảm quy mô đầu tư từ NSNN trong dài hạn.

Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển phải đi đôi với nhau, không thể tách rời được. Vì vậy chính phủ cần phải quy định từng khoản mục chi cụ thể, chi vào đâu, chi cho cái gì là hợp lý và cần thiết thì thực hiện và phải đúng với chính sách đưa ra.

Một phần của tài liệu THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY (Trang 38)