CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NSNN CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY (Trang 37)

9 tháng đầu năm 2014:

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NSNN CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Thời gian gần đây, số liệu ngân sách được công bố ở nhiều nước cho thấy không chỉ các nước trong khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…) mà ngay cả các nền kinh tế lớn (Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Italia…) cũng đang phải vật lộn với việc thâm hụt NSNN khổng lồ, do thất thu từ thuế. Trong khi đó, các khoản chi (chi cho trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, chi trợ cấp năng lượng…) lại ngày càng tăng cao.

Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ, nó cũng làm tăng mức lạm phát. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô. Vì vậy, thâm hụt NSNN ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Vì thế cần có chính sách quản lý NSNN hợp lý và hiệu quả là hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó biện pháp mà chính phủ đưa ra trong giai đoạn hiện nay là:

3.1. Tăng thu:

Chủ yếu là tăng thu thuế. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, thực hiện nhiều cam kết WTO và cam kết đa phương, song phương về giảm thuế nhập khẩu thì nguồn thu ngân sách chỉ còn trông chờ vào tăng thuế trong nước. Tuy nhiên, nếu tăng thuế doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu tăng thuế thu nhập cá nhân thì mức tiêu dùng sẽ giảm, làm giảm một phần tổng cầu, lập tức sẽ tác động tiêu cực đến động lực phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng sẽ càng khó khăn hơn. Vì thế chính phủ luôn phải cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng mới thực hiện.

Cùng với đó chính phủ đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi kịp thời các khoản thu được phát hiện thông qua thanh tra kiểm toán, giảm nợ đọng thuế. Đồng thời, không đề xuất các chính sách mới làm giảm thu NSNN trừ trường hợp cắt giảm thuế để thưc hiện các cam kết quốc tế.

khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần được coi là quan điểm chủ đạo. Để làm được điều này ngoài các giải pháp mang tính kỹ thuật như giảm thuế suất hay thay đổi phạm vi tính thuế, v.v… thì phải cải thiện hiệu quả của công tác quản lý thuế. Hiện nay vai trò của DNNN trong đóng góp NSNN vẫn rất lớn trong khi đóng góp của các khu vực kinh tế khác chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy cần tiếp tục nâng cao hiệu quả thu thuế từ các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong phê duyệt dự toán NSNN , Chính phủ đang xem xét thay đổi các Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách thành các luật ngân sách hàng năm. Điều này cho phép tăng cường tính kỷ luật ngân sách và hạn chế tính trạng chi chuyển nguồn như hiện nay. Với các khoản chi được thực hiện trong nhiều năm thì việc áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn và đo lường kết quả đầu ra trong chi tiêu công là rất cần thiết. Điều này cũng cho phép cải thiện hiệu quả chi NSNN cho các dự án đầu tư khi phương pháp này đòi hỏi khi lập các dự án thì phải có thứ tự ưu tiên, chỉ rõ các kết quả đầu ra thay vì chỉ dựa trên nguồn lực sẵn có như hiện nay.

Thực tế nước ta chưa làm tốt việc tận thu và có những nguồn thu chưa được khai thác hết. Vì vậy cần phải rà soát từng nội dung thu chưa tốt mà luật và chính sách mà Chính phủ chưa làm được.

Một phần của tài liệu THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY (Trang 37)