Trình độ công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng (Trang 32)

Cùng với việc đổi mới hoạt động ngân hàng, các NHTM ngày càng chú trọng tới việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng đặc biệt là khâu thanh toán. Nhờ đó làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền, vay vốn. Nếu thực hiện tốt khâu này thì sẽ hạn chế được việc lưu thông bằng tiền mặt vừa không hiệu quả vừa không an toàn. Ngoài ra nếu tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên thì ngân hàng sẽ thu hút được càng nhiều các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng và góp phần làm giảm chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm...

Hiện nay các ngân hàng đang từng bước tiến hành trả lương qua tài khoản, vận động dân cư mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện quá trình thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ qua tài khoản tiền gửi trong đó ngân hàng đóng vai trò là người làm trung gian thanh toán. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra các hình thức huy động vốn thông qua các hình thức hấp dẫn như tiền gửi tiết kiệm ở một nơi có thể rút ở nhiều nơi, thực hiện thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ tiền gửi...

Để thực hiện tốt vấn đề này, ngành ngân hàng phải tiếp tục trang bị những công nghệ ngân hàng hiện đại như: máy rút tiền tự động ATM, dịch vụ ngân hàng tại nhà, hệ thống thanh toán điện tử... Như vậy một ngân hàng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị công nghệ hiện đại, phù hợp với năng lực và kahr năng tài chính, phạm vi, quy mô hoạt động sẽ giúp cho sự thành công của hoạt động ngân hàng. Do đó, ngân hàng sẽ kịp thời phục vụ yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ một cách chính xác, nhanh chóng và chi phí hợp lý.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH HẢI PHÒNG.

2.1. Sơ lược về Sacombank chi nhánh Hải Phòng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank chi nhánh Hải Phòng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo Quyết định số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 03 Hợp tác xã Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia.

Sacombank Hải Phòng là một trong các chi nhánh của Sacombank, được thành lập theo quyết định số 1778/QĐ-NHNN ngày 12/09/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quyết định số 541/QĐ-HĐQT ngày 04/10/2006 của Chủ tịch Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Chi nhánh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 15/12/2007 với mục đích phục vụ nhu cầu vốn để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Hiện tại Sacombank Hải Phòng có trụ sở chính tại: số 62-64, Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng và 5 phòng giao dịch trên toàn thành phố gồm Tam Bạc, Văn Cao, Hoa Phượng, Thủy Nguyên và Lạc Viên.

Đi vào hoạt động đã được 6 năm, Sacombank Hải Phòng đã từng bước vươn lên khẳng định vị trí của mình trong hệ thống Sacombank cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của hệ thống Sacombank nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức:

2.1.2.1. Sơ đồ các phòng ban

Sacombank Hải Phòng có trụ sở chính và 5 phòng giao dịch nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Với hoạt động của một tổ chức tín dụng, ban lãnh đạo Sacombank Hải Phòng gồm giám đốc và 2 phó giám đốc, phụ trách các mảng khác nhau trong hoạt động của toàn ngân hàng. Với 92 cán bộ và nhân viên (hơn 80% có trình độ đại học và sau đại học) làm việc ở các phòng ban khác nhau theo mô hình sau:

Hình 1. Bộ máy và tổ chức của Sacombank chi nhánh Hải Phòng

TCHC: Tổ chức hành chính PGD TB: Phòng giao dịch Tam Bạc KTNQ: Kế toán ngân quỹ PGD VC :Phòng giao dịch Văn Cao KHKD: Kế hoạch kinh doanh PGD LV: Phòng giao dịch Lạc Viên KSNB: Kiểm soát nội bộ PGD HP: Phòng giao dịch Hoa Phượng TĐ: Thẩm định PGD TN: Phòng giao dịch Thủy Nguyên

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc

Phó GĐ

Kinh doanh Phó GĐKế toán

P.Giao dịch Các phòng ban PGD TN TC HC NQKT KHKD NBKS TĐ TBPGD PGDVC PGDLV PGDHP

- Giám đốc Chi nhánh:

Giám đốc Chi nhánh quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh, ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh tế, dân sự, đại diện cho Sacombank tham gia tố tụng theo các quy định phân cấp ủy quyền của Sacombank và theo quy định của pháp luật.

- Phòng tổ chức hành chính:

Có nhiệm vụ xử lý và tiếp nhận các công văn đến, đi sao cho đúng các nguyên tắc thủ tục, đúng đối tợng và thời gian quy định, thực hiện sao cho có khoa học. Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác đối ngoại duy trì các mối quan hệ với chính quyền địa phơng và công an phờng nhằm giữ trật tự an ninh cho cơ quan và các tài sản của cơ quan. Đồng thời kiêm thêm chức năng quan trọng nữa là chuyên làm nhiệm vụ đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nghiên cứu, quản lý cán bộ nhằm đánh giá cán bộ để làm thủ tục nâng lơng, chỉnh ngạch bậc cho cán bộ công nhân viên chức.

- Phòng kế toán ngân quỹ:

Gồm các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:

Thanh toán bù trừ, Kế toán liên ngân hàng, Kế toán chi tiết và Kế toán thanh toán. Thực hiện nhiệm vụ hạch toán mọi khoản phát sinh trong ngày tại Ngân hàng. Đảm bảo mọi khoản thu chi đầy đủ kịp thời chính xác.

Ngoài ra còn thực hiện việc quản lý tài sản cơ quan: kiểm kê, thực hiện việc khấu hao tài sản hàng năm, đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao.

- Phòng kế hoạch kinh doanh (Phòng tín dụng):

Là bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp (gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp của Việt Nam) và cá nhân. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hớng dẫn của Sacombank. Tiếp xúc và giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng đối với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ (gồm có hồ sơ chính, hồ sơ tài sản đảm bảo). Phân tích trên hồ sơ và tiến hành thẩm định thực tế (thảm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu về ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng).

Sau khi phân tích chung nhận thấy phương án của khách hàng là khả thi tiếp tục có các phương án thực hiện nhằm đáp ứng đợc các nhu cầu của khách hàng như: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Thường xuyên qua lại, tiếp xúc với khách hàng để quản lý việc sử dụng các sản phẩm đã cung cấp, phát hiện các nhu cầu mới cảu khách hàng và xác định hiệu quả mang lại cho khách hàng từ việc sử dụng các sản phẩm của khách hàng.

Thực hiện quản lý đối với khách hàng đã quan hệ với Ngân hàng. Có định hướng phát triền các khách hàng mới. Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên.

Ngoài ra, đối với khách hàng là cá nhân, Ngân hàng cũng dành sự quan tâm ưu ái đặc biệt. Bộ phận thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hớng dẫn của Ngân hàng. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng.

Những nhiệm vụ của bộ phận khách hàng cá nhân:

Tiếp thị, giới thiệu và mang các sản phẩm của Ngân hàng đến được với khách hàng. Tiếp xúc khách hàng cá nhân nhằm xác định cụ thể nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng có thể đáp ứng được những gì của nhu cầu như trên: nhu cầu vay vốn, chuyển tiền …

Thẩm định khách hàng như: xác định nhu cầu, tư cách, quy mô hoạt động của khách hàng … để từ đó xác định chính xác nhu cầu thực của khách hàng để lập tờ trình trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt về nhu cầu

thực của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tạo đợc mối quan hệ, theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi được cấp tín dụng.

Thực hiện quản lý đối với các tài khoản tín dụng đã đợc cấp, thờng xuyên cập nhật về tình hình hoạt động (sử dụng vốn), khả năng tài chính của khách hàng để quản lý và phát hiện yêu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Để từ đó có hướng giải quyết kịp thời khi có các phát sinh mới như: nhu cầu cấp tăng của khách hàng, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, khách hàng có những biểu hiện không hợp tác với Ngân hàng, … để kịp thời có các biện pháp xử lý. Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên.

Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được giám đốc giao đồng thời không ngừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ.

- Phòng kiểm soát nội bộ:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc. Kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định, quy trình nhiệm vụ và sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh và đơn vị trực thuộc để đa ra đánh giá, đề xuất với giám đốc chi nhánh. Giám sát các mặt hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu nội bộ. Báo cáo kết quả kiểm tra giám sát theo quy định cho giám đốc chi nhanh và phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ hội sở chính.

- Phòng giao dịch:

Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nớc bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng: thanh toán, bảo lãnh, thanh toán ngoại tệ, rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, các nghiệp vụ ngân quỹ nh: cho thuê két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.

2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Hải Phòng

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống và cũng là hoạt động cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kì một NH nào. Với đặc điểm đi vay để cho vay nên huy động vốn là một trong những nhiệm vụ chủ yếu quan trọng của ngân hàng. Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định năng lực thanh toán, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý (về thời gian và về số lượng), chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu qua các năm như sau:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 20010 Năm 2011

1.Tổng nguồn VHĐ 7.689 7.953 8.320

2. Mức tang 205 264 367

3. Tốc độ tăng 2,9% 3,43% 4,61%

Nhìn vào bảng 1 ta thấy: Tình hình huy động vốn của ngân hàng năm 2010 tăng hơn so với 2009 là 264 triệu đồng, với tốc độ tăng 3,43%. Năm 2011 so với 2010 cũng đã tăng, cụ thể là: Tổng số vốn huy động năm 2011 đạt 8.320 triệu đồng tăng 367triệu so với năm 2010 chỉ đạt 7.953 triệu. Nhìn trên bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng với tốc độ cao.

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì tốc độ tăng trưởng vốn như thế là một cố gắng rất lớn của chi nhánh. Cụ thể là đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng giữ vững khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm và khai thác khách hàng mới, mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch. Đặc biệt chi nhánh áp dụng kéo dài thời gian làm việc tại các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch đã gây được uy tín, hiệu quả ngày càng cao.

Trong số các hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính. Hoạt động tín dụng của NH có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực NH phục vụ bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các khu vực đó, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Bên cạnh đó thu nhập chủ yếu của NH là từ lãi tiền vay, NH càng cho vay được nhiều thì lợi nhuận càng cao. Do vậy bất kì một NH nào cũng luôn chú trọng đến việc mở rộng hoạt động cho vay. Tăng trưởng dư nợ và đầu tư an toàn, lành mạnh là mục tiêu hàng đầu của mỗi một NH. Chính vì vậy, trong vài năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

Bảng 2: Cơ cấu dư nợ qua các năm

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Mức độ 2010/2009 2011/2010 Tổng dư nợ 5.213 5.921 6.021 780 100 -Dư nợ các TCKT, cá nhân 3.101 3.775 3.720 671 -55 Trong đó:+Ngắn hạn 1.923 2.441 2.031 518 -411 +Trung hạn 409 413 591 4 178 +Dài hạn 769 921 1.098 152 177 -Dư nợ khác 2.219 2.146 2.301 -73 155 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên : Tổng dư nợ qua các năm của ngân hàng đều tăng lên, nhưng mức tăng này không ổn định. Năm 2010 tổng dư nợ đạt 5.921 triệu, tăng 780 triệu so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng dư nợ đạt 6.021 triệu, tăng so với năm 2010 là 100 triệu. Đây là một cố gắng rất lớn của cán bộ nhân viên phòng tín dụng của ngân hàng.

Do đặc điểm của các khoản vay ngắn hạn mang lại lợi nhuận nhanh chóng cho ngân hàng , nên Sacombank chi nhánh Hải Phòng cũng tìm cách nâng cao tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ của mình. Tuy nhiên về lâu dài ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ thích hợp giữa các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Vì vậy trong năm 2010 dư nợ ngắn hạn

đạt 2.441 triệu tăng 518 triệu so với năm 2009.năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 2.031 triệu, giảm 411 triệu so với năm 2010. Như vậy, ngân hàng đã có sự điều chỉnh trong việc giảm tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn. Bên cạnh việc giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn, ngân hàng đã gia tăng được tỷ trọng cho vay trung và dài hạn.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn đều tăng qua các năm. Với đặc thù hoạt động tín dụng tập trung vào nhiều dự án lớn, khách hàng lớn truyền thống. Tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn năm 2010 tăng 152 triệu so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay dài hạn cũng tăng 177 triệu so với năm 2010.

2.2.3 Các hoạt động dịch vụ và công tác khác:

- Hoạt động ngân quỹ: Công tác an toàn kho quỹ được đảm bảo, duy trì tốt chế độ kiểm tra định kì và đột xuất các trang thiết bị hỗ trợ an ninh, an toàn. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản vận chuyển cũng như công tác quản lý kho và quỹ tiền mặt.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng (Trang 32)