Môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng (Trang 26)

Một nền kinh tế ổn định luôn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Nền kinh tế được coi là ổn định khi lạm phát được kiểm soát, không có dấu hiệu của khủng hoảng hay suy thoái, mức sống của người dân được bảo đảm... Khi đó đời sống của người dân dần ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn sẽ chảy vào ngân hàng nhiều hơn. Với một nền kinh tế ổn định, giá cả hàng hóa - dịch vụ cũng như sức mua của đồng tiền tạo cho người dân cảm giác tin tưởng thì họ mới an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái hay có lạm phát cao thì người dân sẽ có xu hướng giữ tiền mặt hoặc mua vàng hay ngoại tệ mạnh để dự trữ.

Bên cạnh các yếu tố vĩ mô như lạm phát hay suy thoái... hoạt động huy động vốn còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ dân cư trong địa bàn hoạt động, thu nhập trung bình của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong địa bàn... Nếu ngân hàng có địa bàn hoạt động ở khu vực tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế thì sẽ có khả năng huy động được nhiều vốn hơn các ngân hàng hoạt động ở địa bàn miền núi hay hải đảo xa xôi. Mức thu nhập của dân cư cũng là tác nhân quyết định đến quy mô của nguồn vốn huy động được, điều này có thể dễ dàng thấy được rằng nếu như người dân có thu nhập

tương đối cao, sau khi đã chi trả cho các nhu cầu của cuộc sống mà vẫn còn lại một khoản tiền thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Hải Phòng (Trang 26)