a/ An toàn lao động:
- Do tính đặc thù của ngành nghề nên cơ sở luôn trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như mặt nạ, khẩu trang, kiếng, găng tay, quần áo bảo hộ ... cho người trực tiếp làm việc trong hầu hết các công đoạn làm việc: hàn, tiện, khoan, sơn … để hạn chế bụi, khí thải, tia lửa hàn ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ công nhân.
- Thường xuyên nhắc nhở thợ cẩn thận trong quá trình làm việc.
- Định kỳ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh lao động Việt nam.
- Hàng năm khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cho những người trực tiếp làm việc.
b/ Sự cố cháy nổ:
- PCCC là công tác quan trọng của cơ sở, tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách an toàn PCCC, giới hạn chịu lửa của cấu kiện.
- Trang bị đầy đủ - thường xuyên kiểm tra các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy và luôn ở trạng thái sẵn sàng gần khu vực có nguy cơ cháy nổ cao và dễ thao tác.
- Hệ thống điện được thi công lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế của cơ quan tư vấn.
- Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị có sử dụng điện … nếu có sự cố phát hiện kịp thời.
- Tuyên truyền học tập và phổ biến đầy đủ các nội quy về PCCC cho tất cả nhân viên làm việc trong cơ sở.
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- Chủ đầu tư dựa trên quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước mưa riêng biệt phù hợp. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cùng các ngành hữu quan tham gia thẩm định thiết kế công nghệ và giám sát các hệ thống thu gom nước thải theo quy định của Nhà nước
- Chủ đầu tư xây dựng phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu;
- Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cụm khu vực có khả năng xảy ra những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; - Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường;
- Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của dự án theo quy định;
- Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra theo quy định; - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ dân cư trú trong Dự án;
- Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; - Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chủ đầu tư sẽ lập chương trình giám sát môi trường, tiến hành thu mẫu giám sát chất lượng môi trường tại các nguồn phát sinh ô nhiễm trong khu vực dự án theo tần suất quy định nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, cung cấp
thông tin môi trường trong khu vực cho cơ quan quản lý, góp phần vào công tác quản lý môi trường của địa phương. Kế hoạch giám sát môi trường cụ thể như sau:
5.2.1. Giám sát chất lượng nước thải
− Thông số chọn lọc: pH, SS, BOD, COD, Nitrit, Nitrat, Sunfat, Florua, Amoniac, tổng Photpho, dầu mỡ động thực vật, E.Coli, tổng Coliform;
− Địa điểm đặt vị trí giám sát: 02 điểm (01 điểm tại đầu vào và 01 điểm tại đầu
ra hệ thống XLNT).
− Tần suất thu mẫu và phân tích: 3 tháng/lần;
− Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;
− Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (qc 14- 2008,btnmt)
5.2.2. Giám sát chất thải rắn
Khối lượng chất thải rắn sẽ được thống kê hàng ngày. Nhật ký quản lý chất thải rắn sẽ được lưu giữ và định kỳ 3 tháng/lần sẽ báo cáo cho cơ quan chức năng.
5.2.3. Giám sát chất lượng không khí xung quanh
− Thông số chọn lọc: Bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, THC, tiếng ồn;
− Địa điểm đặt vị trí giám sát: 05 điểm (04 điểm trong khuôn viên Khu dân cư
nhà vườn, 01 điểm ở trạm xử lý nước thải tập trung).
− Tần số thu mẫu và phân tích: 06 tháng/lần;
− Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;
− Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005,
TCVN 5938 - 2005, TCVN 5949 - 1998).
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết của Dự án đầu tư xây dựng xưởng cơ khí chủ đầu tư rút ra một số kết luận sau đây:
(1). Dự án sẽ góp phần:
− Tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển đô thị của huyện Long Hồ nói chung và kinh
− Sử dụng hợp lý diện tích đất sử dụng, làm gia tăng giá trị tài nguyên đất đai, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
− Việc hình thành phân xưởng cơ khí góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa
phương
(2). Trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế, xã hội và môi trường nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý
− Gây ô nhiễm môi trường không khí trên khu vực do bụi, khí thải, hơi xăng,
dầu, khí độc hại, tiếng ồn do hoạt động xây dựng và giao thông vận tải;
− Gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn phát sinh
trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án;
− Gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nguy hại, không nguy hại và rác thải
sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án;
− Gia tăng nguy cơ gây sự cố môi trường (cháy, nổ, ...).
Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực dự án,chủ dự án sẽ đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường khu vực dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm đã đề ra trong báo cáo ĐTM cho dự án này nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
MỤC LỤC
Chương 1. Mô tả dự án...1
1.1. Tên dự án...1
1.2. Chủ dự án...1
1.3. Vị trí địa lý của dự án...1
1.4. Nội dung thực hiện và qui mô dự án...1
1.4.1. Qui mô dự án...1
1.4.2. Phân khu chức năng xưởng cơ khí...2
1.4.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật...2
1.5. Các công đoạn chính trong sản xuất...3
Chương 2. Điều kiện tự nhiên,môi trường và kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án...4
2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án...4
2.1.1. Điều kiện địa hình,địa chất...4
2.1.2. Diều kiện khí tượng – thủy văn...4
2.1.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại khu vực dự án...5
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên...6
2.1.4.1. Môi trường không khí...6
2.1.4.2. Môi trường nước...7
2.1.4.3. Môi trường đất...9
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng dự án...9
2.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Long Hồ...9
2.2.1.1. Về tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ...9
2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp...10
2.2.2. Điều kiện xã hội...10
2.2.2.1. Về giáo dục ...10
2.2.2.2. Về y tế...10
Chương 3. Đánh giá các tác động môi trường...12
3.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng,thi công xây dựng...14
3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải...15
3.1.1.1. Tiếng ồn...16
3.1.1.2. Bụi...17
3.1.1.3. Khí thải...18
3.1.1.4. Nước thải...18
3.1.2. Các tác động không lien quan đến chất thải...21
3.1.2.1. Nguồn gây tác động...21
3.1.2.2. Đối tượng và qui mô tác động...21
3.1.2.3. Đánh giá tác động...22
3.2. Giai đoạn phân xưởng đi vào hoạt động sản xuất...22
3.2.1. Các tác động liên quan đến chất thải...22
3.2.1.1. Tác động do tiếng ồn...22
3.2.1.2. Tác động do khí thải,bụi...23
3.2.1.3. Tác động do nước thải...25
3.2.1.4. Tác động do chất thải rắn...26
3.2.2. Các tác động khác...26
3.2.3. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn khai thác của dự án...27
Chương 4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại,phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường...28
4.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng ...28
4.1.1. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn,bụi khí...28
4.1.2. Giảm thiểu tác động do nước thải...29
4.1.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn...29
4.2. Không chế và giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn sản xuất...30
4.2.1. Xử lý chất thải...30
4.2.2. Giảm thiểu các tác động khác...32
Chương 5. Chương trình quản lý và giám xác môi trường...33
5.1. Chương trình quản lý môi trường...33
5.2. Chương trình giám sát môi trường...33
5.2.1. Giám sát chất lượng nước thải...33
5.2.2. Giám sát chất thải rắn...34
5.2.3. Giám sát chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án...34