DỰNG
4.1.1.Giảm thiểu tác động do tiếng ồn,bụi khí
Trong quá trình san lấp mặt bằng và thi công xây dựng công trình sẽ phát sinh một số tác động do tiếng ồn, bụi và khí thải gây ra. Để khắc phục, giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể những tác động do các nguồn thải này Chủ đầu tư sẽ tuân thủ các quy định trong thi công, áp dụng các biện pháp về quản lý và kỹ thuật như sau:
- Khu vực công trường, kho chứa vật liệu được che chắn bằng tường tạm (gỗ hoặc tôn).
- Có kế hoạch tổ chức, sắp xếp thời gian thi công hợp lý, điều tiết lượng phương tiện vận chuyển, máy móc hoạt động để hạn chế hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn. Các máy móc thi công có cường độ gây ồn lớn tránh hoạt động vào thời gian nghỉ ngơi của người dân, phương tiện GTVT tránh giờ cao điểm.
- Các phương tiện khi vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (như: đất đá, cát, ximăng,...) và vật chất dễ phát tán phải được phủ bạt thùng xe cẩn thận, đồng thời không được chở quá tải.
- Tiến hành phun ẩm thường xuyên trên các tuyến đường vận chuyển tần suất khoảng 2 lần/ngày để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong những ngày nắng to, khô nóng sẽ gia tăng tần suất phun ẩm lên.
- Sử dụng phương tiện, máy móc mới và hiện đại để giảm thiểu tiếng ồn, bụi và các chất độc hại có trong khí thải.
- Phương tiện vận chuyển và các thiết bị thi công cơ giới được sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị.
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công ở mức tối đa.
- Khi ký kết hợp đồng vận chuyển yêu cầu lái xe phải đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật, trình độ lái xe cũng như các qui định khác của Nhà nước về vận chuyển.
- Người lái xe được học tập đầy đủ các luật về giao thông và các qui định lưu thông xe, các qui phạm an toàn trong vận tải.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho CBCNV như: các phương tiện chống ồn, khẩu trang chống bụi, khí thải,... đồng thời giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực có mức ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
4.1.2.Giảm thiểu tác động do nước thải
- Đối với nước thải xây dựng: Khu vực chứa nguyên vật liệu xây dựng như đá nghiền, cát, kho xi măng,... được bố trí tại vị trí an toàn, có bờ bao xung quanh, tránh để nước mưa chảy tràn kéo theo vật chất xuống dòng nước, gây hao hụt vật liệu và làm vẩn đục nguồn nước sông Kỳ Phú.
- Đối với dầu mỡ thải: Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về bảo quản, cấp, thải dầu nhớt; không đổ thải hoặc tránh để chảy tràn xăng, dầu nhớt ra khu vực xung quanh.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Tại công trình sẽ bố trí các nhà vệ sinh tạm tại lán trại của công nhân xây dựng. Các nhà vệ sinh tạm đều có hầm tự hoại được thiết kế có kích thước phù hợp với số lượng công nhân sử dụng tương ứng. Khi giai đoạn thi công kết thúc, bùn trong hầm tự hoại sẽ được hút lên bằng xe hút chuyên dùng và tiến hành lấp hầm tự hoại.
- Đối với nước mưa chảy tràn: BQL thi công sẽ đào mương thoát nước xung quanh công trình.
4.1.3.Giảm thiểu tác động do chất thải rắn
+ Tại các chân bờ tường đang thi công tiến hành kè lót bạt tránh để rơi vãi vật liệu xây dựng ra xung quanh.
+ Bố trí công nhân thường xuyên thu gom rác thải xây dựng và dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ tại công trường xây dựng.
+ Tận dụng các chất thải rắn xây dựng như xà bần, đất đá,... tái sử dụng vào những việc cần thiết.
+ Thu hồi và bán phế liệu các vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng cho những cá nhân, đơn vị có nhu cầu.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
+ Bố trí thùng đựng rác tại các vị trí có CBCNV sinh hoạt.
+ Rác thải sinh hoạt được thu gom hằng ngày và hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam vận chuyển đến bãi chôn lấp rác.
Ngoài những biện pháp về quản lý và kỹ thuật trên, Chủ đầu tư và các nhà thầu sẽ thường xuyên nhắc nhở, giáo dục công nhân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
4.2. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT
Trong quá trình hoạt động cơ sở sẽ thải vào môi trường các loại: tiếng ồn, khí thải - bụi, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn … các phương án xử lý và giảm thiểu đối với từng loại chất thải được trình bày sau đây:
4.2.1. Xử lý chất thải:
a/ Xử lý nước thải:
* Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt và sản xuất được xử lý bằng phương pháp sinh học bằng cách đưa toàn bộ vào hầm tự hoại. Vai trò của hầm tự hoại là lắng các chất rắn, phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọng thay đổi và lớn không đòi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm khoảng 60% BOD so với đầu vào.
Thiết kế lắp đặt mái che hạn chế lượng nước mưa chảy tràn, nước mưa sẽ được thu gom bằng máng xối xả ra kinh dẫn ra ruộng.
b/ Giảm thiểu tiếng ồn, khí thải - bụi
- Tại xưởng, các loại máy móc, thiết bị được lau chùi sạch sẽ bằng giẻ lau, quét dọn xưởng mỗi ngày, giảm thiểu lượng lớn bụi phát tán.
- Cơ sở không hoạt động vào ban đêm và giờ nghỉ trưa, đảm bảo giờ giấc ổn định để người dân nghỉ ngơi.
- Khu vực xưởng được che chắn cẩn thận bằng tấm bạt, xây tường cao hạn chế tiếng ồn và bụi phát tán ra xung quanh. Đồng thời xưởng xây dựng ở cách xa khu dân cư, bố trí trồng các loại cây xanh, cây ăn quả … một mặt tạo cảnh quan không khí thoáng mát và hạn chế tiếng ồn và khí bụi ra môi trường xung quanh.
- Cơ sở dành riêng một phần diện tích gọi là vùng đệm trồng cây xanh, cũng là nơi để sơn sản phẩm … hạn chế bụi sơn bay ra môi trường ngoài ảnh hưởng sức khoẻ người dân. Tuy nhiên hoạt động sơn ở cơ sở rất ít nên không ảnh hưởng gì nhiều đến môi trường.
- Các phương tiện vận chuyển luôn trong tình trạng tắt máy khi nhập
nguyên liệu và xuất hàng để hạn chế lượng COx sinh ra nhiều.
- Kiểm tra, đánh giá môi trường định kỳ, thực hiện thu gom rác thải hàng ngày để không tạo ra mùi ẩm mốc trong quá trình hoạt động.
- Luôn theo dõi xử lý tốt nguồn nước thải hạn chế sự phát triển của vi sinh vật yếm khí tạo ra các chất NH3, H2S.
c/ Giảm thiểu cường độ rung:
- Độ rung phát sinh trong lúc các thiết bị hoạt động nhưng điều này không đáng kể do các thiết bị máy móc đều có công suất tương đối nhỏ, nên độ rung tạo ra cũng không ảnh hưởng lớn.
- Rung từ các phương tiện vận chuyển cũng được hạn chế do lúc nhập nguyên liệu cũng như xuất hàng, cơ sở luôn yêu cầu tắt tất cả động cơ máy nổ để không tác động xấu đến xung quanh.
d/ Giảm thiểu chất thải rắn:
- Rác thải sinh hoạt của gia đình, rác từ xưởng (mạc kim loại, giẻ lau thiết bị …) được thu gom sạch sẽ đưa ra xe thu gom rác hàng ngày.
- Ngoài ra các loại như sắt vụn, bao bì, dây nilon, chai nhựa ... được thu gom bán phế liệu.
4.2.2. Giảm thiểu các tác động khác:
a/ An toàn lao động:
- Do tính đặc thù của ngành nghề nên cơ sở luôn trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như mặt nạ, khẩu trang, kiếng, găng tay, quần áo bảo hộ ... cho người trực tiếp làm việc trong hầu hết các công đoạn làm việc: hàn, tiện, khoan, sơn … để hạn chế bụi, khí thải, tia lửa hàn ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ công nhân.
- Thường xuyên nhắc nhở thợ cẩn thận trong quá trình làm việc.
- Định kỳ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh lao động Việt nam.
- Hàng năm khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ cho những người trực tiếp làm việc.
b/ Sự cố cháy nổ:
- PCCC là công tác quan trọng của cơ sở, tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách an toàn PCCC, giới hạn chịu lửa của cấu kiện.
- Trang bị đầy đủ - thường xuyên kiểm tra các phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy và luôn ở trạng thái sẵn sàng gần khu vực có nguy cơ cháy nổ cao và dễ thao tác.
- Hệ thống điện được thi công lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế của cơ quan tư vấn.
- Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị có sử dụng điện … nếu có sự cố phát hiện kịp thời.
- Tuyên truyền học tập và phổ biến đầy đủ các nội quy về PCCC cho tất cả nhân viên làm việc trong cơ sở.
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- Chủ đầu tư dựa trên quy hoạch tổng thể xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước mưa riêng biệt phù hợp. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cùng các ngành hữu quan tham gia thẩm định thiết kế công nghệ và giám sát các hệ thống thu gom nước thải theo quy định của Nhà nước
- Chủ đầu tư xây dựng phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu;
- Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cụm khu vực có khả năng xảy ra những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; - Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường;
- Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của dự án theo quy định;
- Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra theo quy định; - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ dân cư trú trong Dự án;
- Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; - Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Chủ đầu tư sẽ lập chương trình giám sát môi trường, tiến hành thu mẫu giám sát chất lượng môi trường tại các nguồn phát sinh ô nhiễm trong khu vực dự án theo tần suất quy định nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, cung cấp
thông tin môi trường trong khu vực cho cơ quan quản lý, góp phần vào công tác quản lý môi trường của địa phương. Kế hoạch giám sát môi trường cụ thể như sau:
5.2.1. Giám sát chất lượng nước thải
− Thông số chọn lọc: pH, SS, BOD, COD, Nitrit, Nitrat, Sunfat, Florua, Amoniac, tổng Photpho, dầu mỡ động thực vật, E.Coli, tổng Coliform;
− Địa điểm đặt vị trí giám sát: 02 điểm (01 điểm tại đầu vào và 01 điểm tại đầu
ra hệ thống XLNT).
− Tần suất thu mẫu và phân tích: 3 tháng/lần;
− Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;
− Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (qc 14- 2008,btnmt)
5.2.2. Giám sát chất thải rắn
Khối lượng chất thải rắn sẽ được thống kê hàng ngày. Nhật ký quản lý chất thải rắn sẽ được lưu giữ và định kỳ 3 tháng/lần sẽ báo cáo cho cơ quan chức năng.
5.2.3. Giám sát chất lượng không khí xung quanh
− Thông số chọn lọc: Bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, THC, tiếng ồn;
− Địa điểm đặt vị trí giám sát: 05 điểm (04 điểm trong khuôn viên Khu dân cư
nhà vườn, 01 điểm ở trạm xử lý nước thải tập trung).
− Tần số thu mẫu và phân tích: 06 tháng/lần;
− Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;
− Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005,
TCVN 5938 - 2005, TCVN 5949 - 1998).
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết của Dự án đầu tư xây dựng xưởng cơ khí chủ đầu tư rút ra một số kết luận sau đây:
(1). Dự án sẽ góp phần:
− Tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển đô thị của huyện Long Hồ nói chung và kinh
− Sử dụng hợp lý diện tích đất sử dụng, làm gia tăng giá trị tài nguyên đất đai, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
− Việc hình thành phân xưởng cơ khí góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa
phương
(2). Trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới kinh tế, xã hội và môi trường nếu không có các biện pháp phòng ngừa, khống chế, xử lý
− Gây ô nhiễm môi trường không khí trên khu vực do bụi, khí thải, hơi xăng,
dầu, khí độc hại, tiếng ồn do hoạt động xây dựng và giao thông vận tải;
− Gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn phát sinh
trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án;
− Gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nguy hại, không nguy hại và rác thải
sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động lâu dài của dự án;
− Gia tăng nguy cơ gây sự cố môi trường (cháy, nổ, ...).
Xuất phát từ việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu vực dự án,chủ dự án sẽ đầu tư đầy đủ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường khu vực dự án và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các phương án phòng ngừa, khống chế, xử lý ô nhiễm đã đề ra trong báo cáo ĐTM cho dự án này nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
MỤC LỤC
Chương 1. Mô tả dự án...1
1.1. Tên dự án...1
1.2. Chủ dự án...1
1.3. Vị trí địa lý của dự án...1
1.4. Nội dung thực hiện và qui mô dự án...1
1.4.1. Qui mô dự án...1
1.4.2. Phân khu chức năng xưởng cơ khí...2
1.4.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật...2
1.5. Các công đoạn chính trong sản xuất...3
Chương 2. Điều kiện tự nhiên,môi trường và kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án...4
2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án...4
2.1.1. Điều kiện địa hình,địa chất...4
2.1.2. Diều kiện khí tượng – thủy văn...4
2.1.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại khu vực dự án...5
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên...6
2.1.4.1. Môi trường không khí...6
2.1.4.2. Môi trường nước...7
2.1.4.3. Môi trường đất...9
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng dự án...9
2.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Long Hồ...9
2.2.1.1. Về tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ...9
2.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp...10
2.2.2. Điều kiện xã hội...10
2.2.2.1. Về giáo dục ...10
2.2.2.2. Về y tế...10
Chương 3. Đánh giá các tác động môi trường...12
3.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng,thi công xây dựng...14
3.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải...15