Giải pháp tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 4 (Trang 39)

- Phỏng vấn kế toán trưởng ông Vương Đắc Hùng:

a, Giải pháp tăng doanh thu.

Dựa trên tình hình thực tế của công ty Cổ Phần Sông Đà 4 hiện nay, để có thể tăng được doanh thu trong thời gian tới ta cần thực hiện giải pháp sau:

Giải pháp 1: Nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường.

• Lý do đưa ra giải pháp: Công ty cổ phần Sông Đà 4 ngày nay đã là một nhà thầu thi công xây dựng chuyên nghiệp, có tiềm lực kinh tế, uy tín cao, cùng một lúc đảm nhận thi công nhiều công trình trong nước và ngoài nước, đều đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên trên thị trường còn rất nhiều các công

ty cùng lĩnh vực xây dựng có tính chuyên môn cao, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Vì vậy việc mở rộng thị trường là thực sự cần thiết.

• Nội dung thực hiện giải pháp:

- Công ty Cổ Phần Sông Đà 4 nên triển khai mở rộng đầu tư hơn các dự án khu đô thị trong ngành dầu khí, tập trung chủ yếu vào địa bàn Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh phía nam. Hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài ngành để thực hiện các dự án có quy mô, đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhơ các khu đô thị, khu phức hợp văn phòng, khách sạn, siêu thị ,…

- Tiếp tục lấy ngành nghề truyền thống thi công bê tông các công trình thủy điện, thủy lợi làm hướng chủ đạo, mở rộng lĩnh vực xây dựng các nhà máy nhiệt điện, các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng giao thông; chuẩn bị lực lượng tham gia thi công các dự án điện hạt nhân, đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng lực thi công của đơn vị.

• Điều kiện thực hiện: khi mở rộng thị trường, nhu cầu về vận chuyển sẽ tăng lên, công ty cần lựa lựa chọn cho mình một đối tác chuyên đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa đáng tin cậy nhất. Bên cạnh đó, phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý kinh doanh để có thể đưa ra các phương pháp, nội dung truyền thông hợp lý nhất. Đây không phải là việc có thể thực hiện được ngay mà phải có một quá trình thực hiện lâu dài, đòi hỏi cả về nhân lực lẫn vật lực.

Giải pháp 2: tăng năng suất lao động tại Công ty Cổ Phần Sông Đà 4

• Lý do đưa ra giải pháp: Năng suất lao động là nhân tố đảm bảo sản xuất phát triển và đời sống con người được nâng cao. Nhờ năng suất lao động mà khối lượng sản phẩm vật chất, dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận tăng lên. Năng suất lao động xã hội hay năng suất lao động của doanh nghiệp là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của Quốc gia hay của doanh nghiệp.

• Nội dung thực hiện giải pháp:

- Nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò năng suất lao động của doanh nghiệp đối với bộ máy quản lý, điều hành và người lao động; vì năng suất lao động là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ dài chứ không chỉ trong ngắn hạn và nâng cao thu nhập chính đáng của người lao động.

- Từ những thay đổi về nhận thức của bộ máy quản lý, điều hành và người lao động, doanh nghiệp cần phải thay đổi những chính sách về nguồn nhân lực

như: chính sách, biện pháp sử dụng, quản lý nguồn nhân lực; chính sách đào tạo, tuyển dụng, thăng tiến, để người lao động có cơ hội học tập và phát triển; chính sách tiền lương phù hợp quy luật, để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy tăng năng suất lao động.

- Doanh nghiệp tự đánh giá trình độ khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất của mình để từ đó có giải pháp nâng cao trình độ khoa học của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý. Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình SXKD của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay không, nhưng vai trò của yếu tố tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào ý chí của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp. Như vậy việc tổ chức lao động khoa học hợp lý không cần thiết phải chi phí tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nếu người đứng đầu đơn vị, doang nghiệp quan tâm, tổ chức thực hiện.

- Nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Muốn nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp trước hết phải đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, lựa chọn được những thành viên có đủ tài, đủ tầm và có tâm với công việc. Chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí công việc. Chi phí đào tạo năng cao năng lực của bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp là khoản đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cho hiện tại và lâu dài của doanh nghiệp.

• Điều kiện thực hiện giải pháp: Để làm được vấn đề này có hiệu quả thì vai trò công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên của các tổ chức Đảng là quan trọng; công tác truyền thông, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp là rất cần thiết; công tác giáo dục, kết hợp với các biện pháp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, xây dựng tác phong làm việc của người lao động là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, các cấp trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Sông Đà 4 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w