- Các khoản phải thu:
2.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Số tiền với 2011 Tăng so Số tiền với 2012 Tăng so
Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 588.634 3.909.559 3.3290.925 16.435.935 12.526.376 Hàng tồn kho bình quân Nghin đồng 2.576.707 7.712.214 5.135.507 7.221.601 (490.613) Doanh thu thuần Nghìn
đồng 723.168 4.178.154 3.454.986 17.563.135 13.384.981 Bình quân các khoản phải thu Nghìn đồng 38.550 595.354 556.804 2.166.281 1.570.927 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0.28 0.54 0.26 2.43 1.89
Thời gian luân
chuyển kho TB Ngày 1285.71 666.67 (619.04) 148.15 (518.52)
Hệ số thu nợ Vòng 18.76 7.02 (11.74) 8.11 1.09
ACP Ngày 19.46 52 32.54 45 (7)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Về vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng dần
qua các năm. Năm 2011 là 0.28 vòng, năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đạt 0.54 vòng tương ứng tăng 92.86% so với năm 2011. Đặc biệt, năm 2013 tăng mạnh lên 2.43 vòng, với mức tăng tương đối 350% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là trong năm 2011 ─ 2013, công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất nên doanh thu công ty tăng khá mạnh. Hơn nữa, mức tăng của doanh thu thuần cao hơn mức tăng của hàng tồn kho trung bình. Điều này đã làm vòng quay hàng tồn kho tăng trong giai đoạn này. Vòng quay hàng tồn kho càng ngày càng tăng chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty càng ngày càng có hiệu quả. Trị giá hàng tồn kho lớn giúp công ty an toàn hơn trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu. Nhưng hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình
41
trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả.
Về thời gian luân chuyển kho trung bình: có thể thấy được thời gian luân chuyển kho TB giảm đều qua các năm giai đoạn 2011 – 2013. Từ 1285.71 ngày trong năm 2011, đã giảm xuống còn 666.67 ngày năm 2012 và tiếp tục giảm mạnh còn 148.15 ngày trong năm 2013. Thời gian luân chuyển kho trung bình đã giảm, điều đó cũng cho thấy nỗ lực cố gắng trong 3 năm của công ty trong việc quản lý, sử dụng hàng tồn kho. Tuy nhiên thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty còn dài. Việc thời gian luân chuyển kho trung bình dài làm tăng các chi phí liên quan tới việc quản lý kho. Cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho không tốt, làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho bị kéo dài thêm.
Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2012, vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 7.02 vòng, tương ứng với mức giảm tương đối 62,58% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty thực hiện chính sách chiết khấu, cho khách hàng nợ nhằm tạo dựng thêm uy tín, thu hút khách hàng nên số lượng hàng hóa bán ra tăng lên, đồng thời khiến cho khoản phải thu tăng lên, mà mức tăng của khoản phải thu cao hơn mức tăng của doanh thu. Điều này đồng nghĩa với việc vòng quay khoản phải thu giảm đi. Năm 2013 vòng quay các khoản phải thu lại tăng nhẹ lên 8.11 vòng. Nguyên nhân do năm 2013 công ty bán được nhiều hàng hóa do đã tạo dựng được sự hấp dẫn với cách chính sách năm 2012 nên doanh thu có mức tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh đó, công ty cũng áp dục chính sách thắt chặt tín dụng nên mức tăng khoản phải thu mặc dù tăng nhưng thấp hơn mức tăng của doanh thu, đẩy vòng quay khoản phải thu tăng lên.
Thời gian thu tiền trung bình (ACP): Thời gian thu nợ trung bình hay gọi là kỳ thu tiền bình quân dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng các khoản phải thu của công ty. Khi hệ số thu tiền càng thấp thì kỳ thu tiền bình quân càng cao và ngược lại. Năm 2012, chỉ tiêu ACP của công ty là 52 ngày cho biết 1 đồng bán chịu của công ty chi ra sau 52 ngày sẽ thu hồi được. Năm 2013, thời gian thu nợ của công ty đã giảm xuống còn 45 ngày. Điều này phản ánh rõ chính sách thắt chặt tín dụng mà công ty áp dụng trong năm 2013 đã khiến thời gian thu hồi nợ giảm xuống.
Nhận xét: Như vậy thông qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận đã cho thấy rõ hơn việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng có những ưu điểm và hạn chế nào, để từ đó đề ra một số biện pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ.