Địa điểm chuyển tả

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Quản trị Logictics_Thiết Kế Mô Hình Và Công tác Vận Chuyển Cho Một Công Ty Nước Giải khát Trong Phạm Vi Lãnh Thổ Nước Việt Nam (Trang 26)

Công ty chọn 3 địa điểm chuyển tải chính gồm: Cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng.

Mỗi cảng đều có những thuận lợi và khó khăn, vì vậy cần phân tích một cách kỹ lưỡng để lựa chọn địa điểm chuyển tải đúng đắn. Việc lựa chọn địa điểm chuyển tải hợp lí sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo uy tín của Công ty trên thương trường.

*Đối với cảng Sài Gòn: Có những thuận lợi là cảng lớn nên lịch trình tàu chạy trên tuyến đường thường xuyên hơn, mặt khác, cảng có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, chuyên dụng phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty. Chính vì là cảng lớn, tàu chạy thường xuyên nên cước phí thuê tàu thấp nhất so với các cảng khác. Bên cạnh đó, nếu việc giao hàng tiến hành tại cảng tphcm thì công ty sẽ gặp một số khó khan vì khi giao hàng tại TP HCM, công ty phải tiến hành vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến cảng tphcm bằng đường bộ, điều này dễ gây nên rủi ro trong quá trình vận chuyển nên tổn thất do các sự cố xảy ra trên đường đi. Mặt khác khi vận chuyển từ kho đến cảng TP HCM nếu có sự cố xảy ra trên tuyến đường vận tải thì sẽ làm cho hàng hóa không tập kết đúng thời gian giao hàng quy định, vì vậy sẽ gây khó khăn cho công ty. Cảng nằm trên sông Sài Gòn cách phao "0" 90 Km, độ sâu luồng lạch -9.0 m, mớn nước 10,8 mét. Cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận được tại cầu là 25.000 DWT. Cảng Sài gòn bao gồm 4 khu: Bến Nhà Rồng, Cảng Khánh Hội, Cảng Khánh Hội B và Cảng Tân Thuận. Cả 4 khu này, do sự phát triển của thành phố, đến nay đã "tiến sâu vào trung tâm thành phố", điều này gây nên tình trạng ùn tắc giao thông trầm trọng và làm giảm đáng kể năng lực thông qua của cảng. Hiện các cảng này không có đường sắt nối với đường sắt Quốc gia. Hàng hóa đi và đến cảng chỉ được thực hiện bằng đường thủy và đường bộ.

- Cảng Nhà Rồng gồm 4 cầu tàu (K1 - K4) với tổng chiều dài 689 m với độ sâu từ 8,5 đến 9,7 m chủ yếu tiếp nhận và bốc xếp hàng bách hóa, bến K1 đón tàu khách. - Cảng Khánh Hội gồm 6 cầu tàu từ K5 đến K10 với tổng chiều dài là 1.389 mét. Các cầu tàu từ K5 đến K7 làm nhiệm vụ bốc xếp hàng bách hóa, các cầu tàu còn lại bốc xếp container và hàng bách hóa.

- Cảng Khánh hội B gồm 1cầu (dài 140 m) chủ yếu bốc xếp hàng rời.

- Cảng Tân thuận gồm 4 cầu tàu từ K11, K12, K12A, K12B, độ sâu trước bến đạt tới 10,5 mét, chiều dài toàn bến là 713 mét, chủ yếu bốc xếp container và cho phép tiếp nhận tàu RO-RO.

Toàn bộ diện kho bãi của cảng đạt 500.000m2 trong đó kho chứa 66.610m2, bãi chứa 174.069m2, kho bãi hậu phương 48.500m2. Bãi container có thể chứa tới 15.000 TEU với 60 điểm cắm lạnh.

Trang thiết bị của cảng gồm: Hai cần trục di động 80 tấn, 7 cần trục chân đế, 27 cần trục ô tô các loại, 84 xe nâng, 2 xe nâng chụp container 40 tấn, 22 đầu kéo, 98 rơ moóc, cần trục nổi nâng trọng 100 tấn, đủ năng lực bảo đảm 12 triệu tấn/năm qua cảng.

* Cảng Đà Nẵng: Giao hàng tại đây công ty sẽ gặp những bất lợi do tàu chạy không thường xuyên do ít tàu ghé vào cảng Đà Nẵng dẫn đến cước phí thuê tàu và các phụ phí cao. Đà Nẵng hiện tại có 1705 m cầu tàu, độ sâu luồng lạch tương đối tốt (- 10 m) có thể cho phép tàu có trọng tải tới 25.000 DWT ra vào cảng. Hiện trạng khu vực cảng ít bị sa bồi, do đó việc duy tu bảo dưỡng luồng cảng cũng ít tốn kém hơn so với các cảng khác. Cảng Đà Nẵng hiện nay gồm 2 khu vực chính đó là: Khu Tiên Sa và khu Sông Hàn.

- Khu Tiên Sa gồm 4 cầu tàu dài 732 m chủ yếu xếp dỡ các loại hàng bách hóa. Đây là khu vực khá lý tưởng cho việc bốc xếp container, nhưng do lượng hàng hóa còn hạn chế do vậy đến nay cảng Tiên Sa cũng chỉ dừng lại ở cảng tổng hợp kết hợp với bốc dỡ container.

- Khu Sông Hàn gồm 6 cầu tàu dài 973 m, độ sâu luồng lạch khu vực này bị hạn chế (-3,7 đến - 6 m) chỉ cho phép tàu có trọng tải dưới 5000 DWT ra vào cảng. Hiện tại khu vực này chỉ dùng để bốc xếp hàng bách hóa, hàng bao cho các tàu có trọng tải nhỏ.

* Cảng Hải Phòng: . Cảng nằm sâu trong cửa sông cách phao số "0" 36 km. Cảng Hải Phòng là cảng tổng hợp dài 2.366 m nằm trên bờ phải của sông Cấm thành phố Hải Phòng. Theo công suất thiết kế đạt 5 triệu tấn thông qua/năm. Luồng ra vào cảng đạt độ sâu - 8,4 m cho phép tàu 10.000 DWT ra vào. Cảng Hải Phòng được chia thành

Ngoài ra Cảng Hải Phòng còn có khu chuyển tải Trà Báu, Hòn Gai, Hòn Một và khu chuyển tải Bạch Đằng cho các tàu cỡ 20.000 DWT trở lên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Quản trị Logictics_Thiết Kế Mô Hình Và Công tác Vận Chuyển Cho Một Công Ty Nước Giải khát Trong Phạm Vi Lãnh Thổ Nước Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w