3.4.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 2020 (Trang 80)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước

Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 về tổng thể phải hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử ở cấp tỉnh, huyện, thị, xã, phường theo mô hình của Gartner: Thông tin, giao tiếp, tương tác, giao dịch và biến đổi. Chính quyền điện tử tỉnh bao gồm các nội dung, thành phần cơ bản (G2G, G2C, G2B) phải đạt được mức độ thuộc nhóm mức độ khá trong cả nước. Chính quyền điện tử của tỉnh Đắk Nông phải phù hợp và nằm trong khuôn khổ chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ và của Tỉnh.

Đảm bảo, đến năm 2020, về cơ bản tất cả các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tạo lập môi trường nghiệp vụ, tác nghiệp điện tử, hoạt động giao dịch trực tuyến. Xây dựng điểm một số Sở, Ngành trở thành Sở, Ngành điện tử. Đến năm 2025 xây dựng thành công cơ quan đơn vị điện tử ở hầu hết cơ quan đơn vị.

Định hướng các mục tiêu và các nội dung quan trọng cần đạt được từ sau 2015 đến năm 2025:

Giai đoạn 2015 - 2020:

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các Sở, Ban, Ngành phục vụ cho các quy trình quản lý, nghiệp vụ chuyên ngành, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công. Đảm bảo đến

năm 2020, đạt 100% các Sở ngành đều xây được từ 3 - 5 hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Hình thành các nguồn thông tin dữ liệu điện tử, các cổng giao tiếp điện tử, các trung tâm giao dịch điện tử phục vụ nhu cầu khai thác thông tin, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công của các cấp chính quyền trực tiếp cho cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Năm 2020, cung cấp được 100% dịch công mức 3 trên cổng điện tử của tỉnh và thí điểm 10-20 dịch vụ công mức 4.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông tại các cơ quan đơn vị trong toàn tỉnh được hiện đại hoá và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; đáp ứng được hoàn toàn cho yêu cầu của công việc triển khai và vận hành Chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như các giao dịch điện tử.

Giai đoạn 2021 - 2025:

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ứng dụng tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện, cùng với hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại làm nền tảng cho việc quản lý và vận hành bộ máy chính quyền nhằm cung cấp các “dịch vụ” cho toàn xã hội một cách tốt nhất.

Hình thành hành lang pháp lý bao gồm các chính sách, cơ chế đảm bảo sự vận hành hiệu quả của Chính phủ điện tử.

Các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, các giao dịch của các cơ quan Đảng và Chính quyền, các giao dịch và các dịch vụ công với người dân, tổ chức, doanh nghiệp được cải tiến, hiện đại hoá.

Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến chuyên viên các cấp được nâng cao, đòi hỏi phải có nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong người dân

Đến năm 2025, cơ bản phổ cập tin học đến toàn dân. Các hộ gia đình đều trang bị máy tính, phương tiện truyền thông kết nối Internet, và người dân dễ dàng truy cập thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, du lịch, tin tức thời sự.

Ngoài ra người dân có thể truy cập các trang thông tin của các cấp quản lý để thực hiện các dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện như ô tô, xe máy.

Mọi người dân có thể truy cập vào các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu bằng nhiều phương tiện.

Mọi công dân có lý lịch điện tử để theo dõi và quản lý.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các hộ gia đình cũng được người dân nhận thức đúng đắn, tùy vào nhu cầu mỗi gia đình có thể trang bị các hệ thống ứng dụng quản lý công việc, hỗ trợ giáo dục con cái, quản lý thiết bị tích hợp trong các ngôi nhà thông minh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý xí nghiệp, 90% các doanh nghiệp lớn ứng dụng các hệ thống quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERPs) với đầy đủ các chức năng như: Quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu... Ứng dụng các phần mềm tự động hoá dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả trong sản xuất.

Đảm bảo 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet và sử dụng hộp thư điện tử. Trên 80% các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và kinh doanh thông qua thư điện tử.

Phát triển thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh thu hút trên 80% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia. Các doanh nghiệp thực hiện quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu thập thông tin thị trường thông qua các website của riêng doanh nghiệp và trang thông tin thương mại của tỉnh. Trong đó, có trên 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiết lập được website riêng;

Tiến hành thường xuyên các giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa các doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và giữa các doanh nghiệp với Nhà nước (B2G). Doanh số giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đạt con số hàng trăm tỷ đồng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, y tế

Giai đoạn 2016 - 2020: Trang bị máy tính và các thiết bị ngoại vi đầy đủ cho 100% trường học trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu dạy và học. Môn tin học sẽ trở thành môn học chính khoá ngay từ cấp tiểu học.

Các trường đều xây dựng và triển khai sử dụng hệ thống thông tin để quản lý học sinh, quản lý thi. Hệ thống mạng giáo dục của tỉnh giúp cho học sinh ôn tập, học tập.

100% các bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện tuyến huyện và các trung tâm y tế xây dựng được mạng nội bộ và kết nối Internet. Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện thống nhất trên địa bàn tỉnh. Quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện. Trao đổi dữ liệu giữa bệnh viện và sở y tế được thực hiện thường xuyên.

Mạng y tế được triển khai với những công nghệ mới để có thể thực hiện các hội nghị truyền hình, hội chẩn và khám chữa bệnh từ xa, giúp các bệnh viện của tỉnh có thể nhận được các ý kiến của các chuyên gia y tế đầu ngành từ trung ương và các địa phương có chuyên gia giỏi.

Giai đoạn 2021 - 2025: Hệ thống đào tạo từ xa qua mạng được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Giáo viên và học sinh các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông quen thuôc với việc đọc sách, tra cứu tài liệu qua thư viện điện tử (e-library).

Công việc giảng dạy có trợ giúp của công nghệ thông tin chiếm 80% các tiết học. 80% học sinh có máy tính ở nhà để tự học và kết nối Internet.

Mạng y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn cập nhật những kiến thức mới để người dân có thể tự chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.4.2.Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2025

Trên cơ sở phát triển toàn diện, Đắk Nông sẽ có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đảm bảo cho việc phát triển các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Một số định hướng từ 2016 đến năm 2025:

Mở rộng mạng chuyên dụng kết nối tới xã/phường chủ yếu thông qua đường kết nối ADSL của các nhà cung cấp dịch vụ. 100% xã, phường được đầu tư máy tính, kết nối mạng LAN và mạng chuyên dụng; 100% cán bộ công chức cấp xã/phường đều có máy tính sử dụng trong công việc.

100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được trang bị máy tính và kết nối Internet; Trên 90% trường tiểu học, 100% trường

trung học phổ thông và trung học cơ sở có giảng dạy tin học và trang bị phòng máy tính cho học sinh thực hành.

100% các bệnh viện tỉnh, huyện, các trung tâm y tế tuyến huyện và các cơ sở y tế cấp xã/phường phục được đầu tư trang bị máy tính, kết nối Internet phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai các chương trình phát triển y tế từ xa.

Hình thành và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (ISP) với năng lực đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

3.4.3.Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2025

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.

Thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo công nghệ thông tin, hình thành các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, chủ động trong công tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

Từng bước nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trọng tâm, có tính kế thừa, theo sát sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đất nước cũng như xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới.

Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo công nghệ thông tin 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy công nghệ thông tin tại tỉnh.

Đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Không ngừng nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ công nghệ thông tin cho toàn tỉnh. Đến năm 2025, trên 80% lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo về công nghệ thông tin.

3.4.4.Định hướng phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2025

Kêu gọi, đưa ra các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp

công nghệ thông tin. Đảm bảo đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin chiếm 5% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiêp của tỉnh, tổng số lao động công nghệ thông tin trình độ cao là 300; đến năm 2025 chỉ tiêu là 15% và 5.000 lao động.

Phấn đấu đến 2020 có khoảng 6-10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần cứng, 3-5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm với 300 lao động công nghệ thông tin có trình độ cao. Đến năm 2025 là 10-15 doanh nghiệp phần cứng và 5-8 doanh nghiệp phần mềm với 5.000 lao động công nghệ thông tin có trinh độ cao.

Trong giai đoạn từ 2016 - 2025, công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh cần phát triển theo định hướng sau:

Phát triển các dịch vụ cơ bản như bảo trì, hỗ trợ phần cứng, phần mềm, tư vấn công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống và các dịch vụ nghiệp vụ khác.

Phát triển công nghiệp phụ trợ: Sản xuất vỏ máy, bản mạch, linh kiện. Phát triển công nghiệp phần mềm chú trọng công nghiệp nội dung và dịch vụ phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và trong nước, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và trong các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh.

Đến năm 2025, công nghiệp công nghệ thông tin dần trở thành công nghiệp mạnh, tạo động lực giúp các lĩnh vực và các ngành khác cùng phát triển, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh.

3.5. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 3.5.1.Khái toán và nguồn vốn đầu tư

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Các dự án Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Chi thường xuyên Chi đầu

I Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước 41,88 29,20 20,62 0,00 91,70

1

Xây dựng và phát triển hệ thống thư điện tử tại các cơ quan đơn vị các cấp

2013- 2020 Sở Thông tin và Truyền thông 0,18 0,00 0,72 0,00 0,90

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Các dự án Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Vốn khác Tổng kinh phí Chi thường xuyên Chi đầu 2 Mở rộng triển khai hệ thống thông tin quản lý văn bản điện tử tại các đơn vị cấp Sở, ban, ngành, huyện/thị và cấp xã/phường 2013- 2020 Sở Thông tin và Truyền thông 0,70 0,00 0,70 0,00 1,40 3 Triển khai phần mềm Một cửa điện tử tại các cơ quan đơn vị Nhà nước cấp Sở/ngành, huyện/thị 2013- 2020 Sở Thông tin và Truyền thông 0,75 1,75 0,00 0,00 2,50 4

Xây dựng và triển khai hệ thống họp giao ban trực tuyến tại các cơ quan đơn vị các cấp 2013- 2015 Sở Thông tin và Truyền thông 3,63 0,00 8,47 0,00 12,10 5

Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành 2013- 2016 Các Sở, Ngành liên quan 16,50 16,50 0,00 0,00 33,00 6 Triển khai phần mềm quản lý cán bộ tại các đơn vị cấp Sở ban ngành, huyện/thị và xã/phường 2013- 2016 Các Sở, Ngành liên quan 1,17 0,00 2,73 0,00 3,90 7 Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành 2013- 2016 Các Sở, Ngành liên quan 8,00 0,00 8,00 0,00 16,00

8 Cung cấp thông tin và các dịch vụ công trực tuyến 2013-2020

Các Sở, Ngành liên

quan

10,95 10,95 0,00 0,00 21,90

II Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đời sống xã hội 26,29 0,00 10,86 94,65 131,80

9 Xây dựng hệ thống ứng dụng trong lĩnh vực y tế 2013- 2020 Sở Y tế 3,69 0,00 2,46 6,15 12,30 10 Xây dựng hệ thống ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục 2013- 2020 Sở Giáo dục và Đào tạo 11,10 0,00 7,40 18,50 37,00 11 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thư viện điện tử 2013- 2014 Sở Văn hóa thể thao và Du lịch 0,00 0,00 1,00 0,00 1,00 12

Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng 2013- 2020 Sở Thông tin và Truyền thông 11,50 0,00 0,00 70,00 81,50

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Các dự án Thời gian thực hiện Đơn vị chủ trì Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Vốn khác Tổng kinh phí Chi thường xuyên Chi đầu 13

Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý tổng thể xí nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp

2013- 2016

Các doanh

nghiệp 0,00 0,00 0,00 3,00 3,00

14

Doanh nghiệp xây dựng và nâng cấp hệ thống

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 2020 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w