2.2.HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 2020 (Trang 39)

đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin làm nền tảng và đã ban hành một số văn bản nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Do đó, công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông đã có chuyển biến tích cực: Hạ tầng công nghệ thông tin có bước phát triển; một số Đề án về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đã được triển khai ở một số ngành, địa phương như Đề án 47 (Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005), Đề án 112 (Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005), Đề án 06 (Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008-2012); việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất kinh doanh đã được chú trọng và đem lại một số kết quả nhất định; nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng được bổ sung đáng kể.

Công tác chỉ đạo tổ chức, quản lý công nghệ thông tin và xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghệ thông tin được thực hiện hợp lý, bài bản và có tổ chức. Tỉnh Đắk Nông đã thành lập Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm phó ban thường trực, một số Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị làm thành viên. Nhằm tham mưu thực hiện công tác đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn, đặc biệt là trong cơ quan Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng được chú trọng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc thi tin học trẻ không chuyên, hội nghị, hội thảo.

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2.3.1.Điểm mạnh

Trong thời gian qua, các cơ quan Đảng và Chính quyền các cấp các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị mình; tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước từ tỉnh đến các huyện, thị xã và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành và tác nghiệp nội bộ của các đơn vị cấp tỉnh, sở, ngành, huyện, thị đã được thực hiện tốt: đã có 82% đơn vị cấp tỉnh, Sở ngành được cài đặt và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (eOffice); 100% các cơ quan cấp tỉnh, Sở ngành và 64% các cơ quan cấp huyện/thị đã triển khai sử dụng phần mềm kế toán (Misa).

Hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đã hoàn thành tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, sở, ngành, huyện, thị: bao gồm trang bị máy tính, máy chủ, kết nối Internet, mạng LAN, mạng WAN. Trong đó, đạt 100% đơn vị cấp tỉnh, huyện/thị đã kết nối Internet, kết nối mạng LAN.

Hạ tầng công nghệ thông tin trong giáo dục cũng đã được đầu tư khá tốt ở cấp trung học phổ thông, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học của giáo viên cũng như học sinh trong các trường: 100% các trường trung học phổ thông được trang bị 1-2 phòng máy tính kết nối mạng Lan và Internet.

Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao trong cả nước, Đắk Nông đã xây dựng được chính sách và chiến lược đúng đắn cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

2.3.2.Điểm yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cán bộ, người dân và doanh nghiệp trong cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường còn rất yếu. Đặc biệt cấp xã, phường chưa có ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phục vụ người dân.

Hiện cổng thông tin điện tử và các hệ thống thông tin lớn của tỉnh chưa được xây dựng để kết nối các cơ quan đơn vị trong tỉnh. Chưa xây dựng được hệ thống thư điện tử với tên miền của tỉnh; chưa xây dựng hệ thống hội nghị trực

tuyến phục vụ cho các Sở, ngành, huyện/thị. Hầu hết các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, sở, ngành, huyện, thị chưa có trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử chính thức phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Chưa xây dựng được hệ thống phần mềm cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 3 phục vụ cán bộ, người dân, doanh nghiệp.

Việc phối hợp triển khai xây dựng các phần mềm dùng chung và cơ sở dữ liệu tại các đơn vị cấp tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Phần mềm đã xây dựng như eOffice mới chỉ triển khai nội bộ tại các sở, ngành chưa liên thông được các đơn vị với nhau.

Về hạ tầng công nghệ thông tin mới chỉ được đầu tư ban đầu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các đơn vị cấp Sở, ban, ngành, huyện/thị, nhiều máy tính đã được trang bị từ lâu, tốc độ xử lý chậm; chưa có đơn vị nào kết nối mạng WAN. Đối với cấp xã/phường chưa được đầu tư đúng mức nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp nhiều hạn chế. Mới chỉ có 17% cán bộ cấp xã/phường có máy tính sử dụng trong công việc; 33% đơn vị kết nối Internet, chưa có đơn vị kết nối mạng LAN và WAN.

Việc khai thác hạ tầng công nghệ thông tin tại một số đơn vị còn yếu, trang bị đầy đủ máy tính và hệ thống mạng nhưng chưa sử dụng hết khả năng của hạ tầng gây lãng phí trong đầu tư. Đầu tư về ứng dụng chưa tương xứng với hạ tầng tại các đơn vị cũng đã làm giảm hiệu quả đầu tư.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường tiểu học còn rất yếu. Chưa trang bị đủ hạ tầng máy tính, mạng và các hệ thống ứng dụng phục vụ quản lý, giảng dạy và học tập.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các bệnh viện của tỉnh còn rất yếu, chưa đơn vị nào xây dựng website, trang bị hệ thống quản lý cơ sở y tế và hệ thống chẩn đoán, điều trị, tư vấn y tế từ xa. Hạ tầng mạng máy tính tại các đơn vị y tế cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các y bác sỹ trong việc quản lý, khám và chữa bệnh, nhất là tại các trạm y tế xã/phường. Hiện vẫn chưa có mạng kết nối giữa các bệnh viện và cơ Sở y tế riêng của ngành y tế.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước hiện vẫn còn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin còn thiếu, đa số các cán bộ chuyên trách đều làm việc kiêm nhiệm (mới chỉ có 3% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin cấp tỉnh và 1% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin cấp huyện/thị), chưa có đơn vị nào có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO).

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục, y tế, doanh nghiệp còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, cần đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh; tin học hoá các công đoạn quản lý, sản xuất và xúc tiến thương mại.

2.3.3.Cơ hội

Với sự đầu tư tương đối tốt cho hạ tầng công nghệ thông tin trong khối cơ quan nhà nước cấp huyện, thị, thị xã, các Sở ban ngành, cùng chiến lược đúng đắn về đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin chất lượng cao Đắk Nông có thể:

Tận dụng được triệt để hạ tầng công nghệ và hạ tầng ứng dụng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin để khai thác thông tin phục vụ công việc và công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng và ứng dụng.

Phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp thông qua số lượng lớn các dịch vụ công nếu các dịch vụ công này được cung cấp trên cổng thông tin điện tử và nâng cấp lên mức tương tác và giao dịch.

Các cán bộ công chức nhà nước đều có nhận thức cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, tạo thuận lợi cho sự nghiệp hoàn thành chính phủ điện tử trong bước thay đổi tư tưởng, quan điểm cũ của cán bộ về công việc khi sự nghiệp chính phủ điện tử được hoàn thành.

Thông qua chính phủ điện tử các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức cá nhân có thể dễ dàng kết hợp cùng nhau phát triển tạo động lực phát về kinh tế xã hội.

2.3.4.Thách thức

Khoảng cách về hạ tầng và ứng dụng của cơ quan, đơn vị cấp huyện, thị xã, Sở ngành và cấp xã phường lớn gây khó khăn cho sự đồng bộ hoạt động cả khối cơ quan nhà nước. Tương tự trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng với khối phòng khám xã phường và các bệnh viện cấp tỉnh.

Các dịch vụ công nếu chỉ dừng ở mức số lượng mà không cải thiện về chất lượng thì không thể thu hút được người dân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chính phủ điện tử.

Hệ thống cơ chế, chính sách, các quy định về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh chưa đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức của Chính quyền các cấp, nhiều doanh nghiệp và một số Sở, ban, ngành về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa thật sâu sắc; chưa thực sự coi công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu; chưa xem đầu tư cho công nghệ thông tin là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy việc tổ chức thực hiện chương trình về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sẽ có thể trong tình trạng cầm chừng, thiếu quyết liệt.

Quá trình triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sẽ khó khăn và không có định hướng đúng đắn nếu thiếu các tổ chức tư vấn, dịch vụ có uy tín về công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.

2.3.5.Vị trí công nghệ thông tin của tỉnh

Theo Báo cáo đánh giá về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam năm 2012, tỉnh Đắk Nông đứng vị trí thứ 60 thuộc nhóm những tỉnh/thành phố có chỉ số ở mức thấp.

Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông Đắk Nông đứng thứ 63/63 tỉnh/thành phố với 0,13 điểm. Hạ tầng nguồn nhân lực Đắk Nông đứng thứ 15/63 tỉnh/thành phố với 0,65 điểm. Ứng dụng công nghệ thông tin Đắk Nông đứng thứ 63/63 tỉnh/thành phố với 0,07 điểm. Sản xuất kinh doanh công nghệ thông tin Đắk Nông đứng thứ 53/63 tỉnh/thành phố với 0,01 điểm. Môi trường tổ chức - chính sách cho công nghệ thông tin Đắk Nông đứng thứ 58/63 tỉnh/thành phố với 0,50 điểm. Vậy cần tăng cường phát triển đẩy mạnh trong ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển sản xuất kinh doanh về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó vẫn cần phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để tăng hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Bảng 18: Xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin TT Tỉnh/Thành Tên HTKT Chỉ số HTNL Chỉ số Chỉ số ƯD CNTT Chỉ số SXKD Chỉ số MT TCCS ICT Inde x Xếp hạng 201 2 2011 2010 2009 1 Lâm Đồng 0,49 0,56 0,60 0,06 0,89 0,47 17 15 6 23 2 Đắk Lắk 0,37 0,62 0,65 0,05 0,89 0,46 21 26 31 38 3 Gia Lai 0,22 0,43 0,44 0,03 1,00 0,35 47 53 50 44 4 Kon Tum 0,36 0,54 0,51 0,02 0,28 0,33 51 57 48 14

5 Đắk Nông 0,13 0,65 0,07 0,01 0,50 0,23 60 59 59 59

Nguồn: Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin “Báo cáo Việt Nam ICT Index 2012”

CHƯƠNG III.

CHƯƠNG III.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH

ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải nhằm từng bước xây dựng một chính quyền hiện đại từ cấp Sở ngành, huyện, thị tới cấp xã, phường.

Ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn với quá trình cải cách hành chính; được thực hiện tốt trong nội bộ các cơ quan Nhà nước và đồng bộ từ cấp trên xuống rồi mới liên thông các đơn vị cung cấp dịch vụ công phục vụ cán bộ, người dân và doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực quốc tế. Coi trọng thu hút các nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển Công nghệ thông tin, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhân dân trong tỉnh đầu tư phát triển công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút và đãi ngộ đúng mức đối với cán bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ thông tin về tỉnh làm việc;

Đẩy mạnh đầu tư phát triển trong lĩnh vực công nghiệp nội dung và dịch vụ công nghệ thông tin; Chú trọng tổng kết phổ biến, nhân rộng khen thưởng đối với những đơn vị, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao, các phát minh sáng chế được ứng dụng mang lợi ích kinh tế của tỉnh và đất nước…

Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phải được lồng ghép vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phải nằm trong xu hướng phát triển của cả nước, khu vực và thế giới.

Bảo đảm tính kế thừa và tính hiện đại, cần sử dụng hợp lý những trang thiết bị đã có và cần nâng cao trình độ nhân lực của những cán bộ đã đào tạo từ giai đoạn trước để phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới.

3.2. MỤC TIÊU 3.2.1.Đến năm 2015

Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng, hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cơ quan Nhà nước: Bao gồm hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành; hệ thống thư điện tử; hệ thống hội nghị trực tuyến; tin học hóa và đồng bộ các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cơ quan Nhà nước ở cấp tỉnh, huyện/thị, Sở ngành.

Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin ở khối Sở, ngành, huyện, thị xã gồm: hệ thống máy tính, máy chủ, thiết bị ngoại vi, mạng nội bộ và mạng chuyên dụng.

Xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành viên của các Sở ngành, huyện/thị để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

3.2.2.Giai đoạn 2015 đến 2017

Tin học hóa và đồng bộ các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cơ quan Nhà nước ở cấp sở, ngành và cấp huyện.

Xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin quản lý và tác nghiệp chuyên ngành, các cơ sở dữ liệu lớn của khối Sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã. Trong đó, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 2020 (Trang 39)