III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam.
1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc.
Qua tìm hiểu về tổ chức quản lí và hoạt động tài chính của hai hệ thống BHXH trên ta nhận thấy một số những ưu điểm như khắc phục được sự ảnh hưởng từ môi trường kinh tế. Đặc biệt là hệ thống BHXH của CHLB Đức hiện nay đang thực hiện theo phương thức hàng năm sẽ thống kê ra số chi, trên cơ sở số liệu đó tính toán số thu hợp lí cho năm đó. Thực hiện như vậy lạm phát không thể ảnh hưởng tới quỹ BHXH cũng như việc chi trả các chế độ chính sách. Vì vậy, BHXH sẽ chủ động hơn trong việc quản lí tài chính. Hiện nay dự trữ quỹ BHXH là rất nhỏ chứng tỏ quỹ BHXH đảm bảo được khả năng chi trả một cách tương đối ổn định. Tuy vậy việc triển khai thực hiện phương thức này đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Thường là ở những nước phát triển, có tiềm năng kinh tế đủ mạnh thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Việc triển khai phương thức này tại Việt Nam là tương đối khó khăn, việc thống kê là rất khó chính xác, chi phí lớn. Hơn nữa điều kiện kinh tế nước ta là nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy vậy BHXH CHLB Đức hiện nay được tổ chức thực hiện thông qua cả tổ chức BHXH tư nhân, như vậy sẽ có sự cạnh tranh và tất yếu của cạnh tranh là hiệu quả hoạt động càng cao. Từ hoạt động của BHXH CHLB Đức có thể đưa việc triển khai việc thực hiện một số chính sách thông qua hệ thống BHXH tư nhân là khả thi tại BHXH Việt Nam.
Đối với hệ thống BHXH Trung Quốc, đây là hệ thống BHXH được tổ chức như một hệ thống mở, các chính sách được cụ thể hóa và thực hiện chưa thực sự thống nhất trong cả nước song tính hiệu lực tương đối cao. Đây cũng là một điểm mạnh mà BHXH Việt Nam cần xem xét vì hiện nay tính hiệu lực trong các quy định của nước ta là chưa cao. Các đối tượng bắt buộc
tham gia của BHXH Việt Nam thực hiện chưa đầy đủ, việc trốn đóng hay nợ đọng vẫn là những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc tổ chức quỹ thành hai phần: phần thứ nhất là một phần phí do người sử dụng lao động nộp để sử dụng chung, phần thứ hai bao gồm phần phí do người lao động nộp và phần còn lại do người sử dụng nôp. Phần thứ hai này được tổ chức thành tài khoản cho người lao động, họ có thể chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính của mình.